Cuộc điều trần của Bộ trưởng Tư pháp Sessions đă diễn ra căng thẳng với các nghị sĩ Dân chủ khi từ chối nói về các cuộc đối thoại giữa ḿnh với Tổng thống Trump.
5 ngày sau cuộc điều trần của Giám đốc FBI James Comey, ngày 13-6, Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions điều trần trước Ủy ban T́nh báo Thượng viện, lên án cáo buộc ông thông đồng với Nga can thiệp quá tŕnh bầu cử tổng thống Mỹ 2016.
“Tôi chưa từng gặp hay có bất kỳ cuộc nói chuyện với bất kỳ người Nga hay quan chức nước ngoài nào liên quan đến can thiệp tranh cử hay bầu cử ở Mỹ. Hơn nữa, tôi cũng không biết ǵ về bất cứ cuộc đối thoại nào như vậy của bất cứ ai liên quan đến đội tranh cử của ông Trump”.
“Ư tưởng rằng tôi tham gia và cuộc thông đồng hay tôi biết về một cuộc thông đồng với chính phủ Nga làm hại đất nước này – mà tôi đă phục vụ hơn 35 năm, làm hại chính chính trực của tiến tŕnh dân chủ chúng ta là sự dối tra ghê tởm” –Reutersdẫn lời ông Sessions điều trần.
Chi tiết nổi bật trong cuộc điều trần kéo dài 2 giờ rưỡi là ông Sessions đă tranh căi căng thẳng với các nghị sĩ Dân chủ trong Ủy ban khi từ chối nói về các cuộc đối thoại giữa ḿnh với Tổng thống Donald Trump.
Ông Sessions từ chối khẳng định có hay không việc ông bàn về công việc điều tra Nga của ông Comey với ông Trump, trước khi ông Trump sa thải ông Comey ngày 9-5.
Tương tự, ông Sessions cũng không trả lời có hay không ông Trump phàn nàn ông quanh quyết định ông rút khỏi điều tra Nga, đổi lại không bị FBI điều tra liên quan đến Nga. Trước đó có tin ông Sessions đă đề nghị từ chức v́ căng thẳng với ông Trump quanh chuyện này.
“Hôm nay tại đây ông đă giơ tay tuyên thệ và thề sẽ nói sự thật, toàn bộ sự thật, không có ǵ ngoài sự thật. Giờ th́ ông không trả lời câu hỏi. Ông đang cản trở cuộc điều tra” – nghị sĩ Dân chủ Martin Heinrich chỉ trích.
“Tôi không cản trở. Tôi nghĩ rằng tôi không thích hợp trả lời hay tiết lộ các cuộc đối thoại riêng tư với tổng thống, khi ông ấy chưa có cơ hội xem xét các câu hỏi này và ra quyết định có tiết lộ hay không” – ông Sessions nói, rằng ông làm theo chính sách của Bộ Tư pháp, không nói về các cuộc đối thoại riêng tư với tổng thống.
Như để kết lại vấn đề này, nghị sĩ Cộng ḥa Richard Burr, Chủ tịch Ủy ban yêu cầu ông Sessions hỏi ư Nhà Trắng rồi trả lời Ủy ban bằng văn bản sau.
Trước cuộc điều trần của ông Sessions có thông tin Tổng thống Trump đang tính sa thải Công tố viên đặc biệt Robert Muller đang điều tra độc lập Nga.
Ông Session nói ông tin tưởng ở ông Mueller, nhưng không chắc ông Trump sẽ hành động thế nào, v́ chưa hề nói chuyện này với ông Trump. Khi được hỏi liệu ông sẽ vận động sa thải ông Mueller hay không, ông Sessions chỉ nói ông “không thích hợp làm chuyện đó”. Ông Sessions đă 2 lần gặp đại sứ Nga tại Mỹ Sergey Kislyak, tuy nhiên khẳng định ḿnh không làm ǵ sai. Ông Sessions đă thỏa thuận với FBI rút khỏi cuộc điều tra Nga để tránh bị FBI điều tra.
Cựu Giám đốc FBI Mueller do Thứ trưởng Tư pháp Rod Rosenstein bổ nhiệm làm công tố viên đặc biệt điều tra độc lập Nga ngày 17-5, v́ áp lực sau việc ông Trump sa thải ông Comey. Theo quy định th́ chỉ có Thứ trưởng Rosenstein có quyền sa thải ông Mueller. Trước đó, ông Rosenstein đă nói với Quốc hội rằng ông không thấy có lư do ǵ chính đáng để sa thải ông Mueller cả.
Bộ trưởng Sessions là thành viên cấp cao đầu tiên chính phủ Trump ra điều trần v́ vụ điều tra Nga.
Trong khi ông Sessions bận rộn điều trần th́ Giáo sư Daniel Richman tại trường Luật Colombia, bạn của ông Comey cho biết sẽ giao nộp các bản ghi nhớ của ông Comey cho FBI,MSNBCđưa tin.
Các bản ghi nhớ này do ông Comey viết lại, tường thuật các cuộc đối thoại của ông với ông Trump, trong đó có chi tiết ông Trump làm áp lực để ông từ bỏ điều tra cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Michael Flynn liên quan đến Nga. Ông Comey đă đưa các bản ghi nhớ này cho Giáo sư Richman sau khi bị ông Trump sa thải để cung cấp cho truyền thông.
TheoMSNBC, hiện ông Mueller đang phối hợp với Ủy ban Tư pháp Thượng viện t́m cách tiếp cận các bản ghi nhớ này.
Therealtz © VietBF