Qatar có một đế chế truyền thông hùng mạnh. Cuộc khủng hoảng vùng Vịnh cũng nhắm vào mục tiêu này. Al Jazeera bị các nước láng giềng của Qatar công kích v́ định hướng dư luận khu vực.
Nhân viên trong trụ sở Al Jazeera tại Doha, Qatar hôm 8/6
Các nước láng giềng muốn Qatar đóng cửa tập đoàn truyền thông có lịch sử 20 năm, với lư do Doha sử dụng nó làm công cụ tuyên truyền gây mất ổn định khu vực, theo AP.
Al Jazeera là một trong những kênh Arab phủ sóng rộng nhất thế giới, đă làm chính phủ các nước vùng Vịnh phẫn nộ từ lâu v́ đưa ra nhiều quan điểm trái chiều. Arab Saudi, Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Bahrain và Ai Cập coi Al Jazeera là công cụ trong chính sách ngoại giao của Qatar nhằm thúc đẩy các phong trào Hồi giáo cực đoan, đặc biệt là Anh em Hồi giáo.
Qatar và tập đoàn Al Jazeera đều phủ nhận cáo buộc. Ngoại trưởng Qatar Mohammed bin Abdulrahman Al Thani tuyên bố "không đời nào buộc Al Jazeera im lặng" khi mà các kênh tin tức của mạng lưới này phủ sóng 100 quốc gia và 310 triệu hộ gia đ́nh.
"Không ai có thể áp đặt bất kỳ điều ǵ lên chính sách hay các vấn đề đối nội của Qatar. Chúng tôi là một quốc gia độc lập có chủ quyền", ông Mohammed tuyên bố hôm 8/6, cho rằng những cáo buộc của các nước láng giềng dựa trên "những thông tin giả và bịa đặt".
Tuy nhiên, khi Qatar ngày càng bị nhiều láng giềng cô lập th́ Al Jazeera cũng thế. Những nước phản đối Qatar đă chặn truy cập các kênh và trang web của tập đoàn trên lănh thổ nước ḿnh cách đây hai tuần. Jordan cho đóng cửa văn pḥng đại diện của Al Jazeera. Các nước vùng Vịnh yêu cầu Qatar thay đổi Al Jazeera, bao gồm đóng cửa hoặc thay đổi đường lối đưa tin của mạng lưới.
Al Jazeera và Qatar gắn chặt với nhau kể từ khi tập đoàn này thành lập năm 1996, được vua Hamad bin Khalifa Al Thani hậu thuẫn tài chính.
Từ đó tới nay, phần lớn nguồn tài trợ cho tập đoàn đến từ chính phủ Qatar. Chủ tịch tập đoàn là thành viên của hoàng gia Al Thani.
Qatar, quốc gia giàu lên nhờ bán dầu mỏ và khí đốt, từ lâu theo đuổi chính sách đối ngoại tham vọng, thách thức nhiều quan điểm của Arab Saudi và các vương quốc Hồi giáo ḍng Sunni ở vùng Vịnh. Qatar duy tŕ quan hệ tốt đẹp với Iran, kẻ thù khu vực của Arab Saudi; hậu thuẫn nhóm Anh em Hồi giáo mà chính phủ các nước vùng Vịnh và Ai Cập coi là tổ chức khủng bố.
Tương tự, Al Jazeera cũng bị coi là "kẻ phản bội" trong thế giới truyền thông Arab. Khán giả Mỹ quen thuộc với Al Jazeera sau vụ tấn công khủng bố 11/9/2001, khi logo chữ Arab vàng trở thành biểu tượng qua video truyền thông điệp của Osama bin Laden, kẻ khủng bố bị người Mỹ truy nă.
Al Jazeera liên tục phát sóng những thông điệp mà họ nhận được, khiến tổng thống Mỹ lúc đó là George W. Bush không hài ḷng. Tuy nhiên, đài truyền h́nh này vẫn bảo vệ quan điểm đưa tin của ḿnh, với lư do những thông điệp kia có giá trị thông tin.
Mostefa Souag, quyền tổng giám đốc kênh truyền h́nh Al Jazeera, nhận xét tập đoàn trở thành mục tiêu công kích v́ "chúng tôi dám nói sự thật".
"Một số người có lẽ không thích sự thật", ông nói, hoặc có thể v́ kênh truyền thông vệ tinh này "có quan hệ với Qatar". "Al Jazeera sẽ tiếp tục chính sách đưa tin của ḿnh. Chúng tôi chỉ muốn làm tṛn trách nhiệm công việc tốt nhất có thể".
Mostefa Souag, quyền giám đốc kênh truyền h́nh Al Jazeera tại trụ sở ở Doha, Qatar hôm 8/6
Bassam Awaidad, giáo sư môn truyền thông, đại học Bir Zeit tại West Bank, Palestine, nhận xét cho dù Al Jazeera luôn nhấn mạnh việc đưa tin một cách độc lập, nhưng kênh truyền thông khu vực này vẫn là công cụ của chính phủ Qatar.
"Al Jazeera đưa tin rơ ràng thiên vị Hamas và Anh em Hồi giáo", ông Awaidad nói. "Nếu Hamass sai, Al Jazeera sẽ giấu đi, c̣n nếu chính quyền Palestine có hành động tương tự, Al Jazeera lại đưa tin và thổi phồng nó lên".
Đối thủ của Al Jazeera là Al Arabiya, một kênh truyền thông phản ánh mạnh mẽ các chính sách của Arab Saudi thành lập năm 2003. Al Arabiya và các kênh truyền thông khác ở vùng Vịnh và Ai Cập luôn đưa tin chỉ trích Qatar, cáo buộc Doha tài trợ khủng bố.
Arab Saudi, UAE và Bhrain cảnh báo ai bày tỏ ủng hộ Qatar trên mạng xă hội đều có thể bị phạt và bỏ tù.
Nhiều phóng viên của Al Jazeera đă thiệt mạng khi đưa tin các cuộc xung đột trong khu vực. Ba nhân viên của kênh tiếng Anh của Al Jazeera đă bị nhà chức trách Ai Cập bắt v́ cáo buộc hợp tác với Anh em Hồi giáo, trong đó hai người phải ngồi tù hơn một năm trước khi được tổng thống nước này ân xá.
Hai nhân viên khác của Al Jazeera cũng bị kết án tử h́nh vắng mặt ở Ai Cập v́ cáo buộc chuyển hồ sơ mật cho Qatar trong một vụ thu thập tin t́nh báo liên quan tới các thành viên của nhóm Anh em Hồi giáo.
Giles Trendle, giám đốc điều hành kênh tiếng Anh Al Jazeera tại trụ sở ở Doha, Qatar hôm 8/6
Các quốc gia vùng Vịnh không hài ḷng với Qatar v́ đă ủng hộ Al Jazeera. Năm 2014, Arab Saudi và những quốc gia khác đă triệu hồi đại sứ tại Qatar. 8 tháng sau, các đại sứ quay lại với những điều kiện có thể liên quan tới phạm vi đưa tin của Al Jazeera.
Ngoại trưởng Al Thani phủ nhận Qatar gây ảnh hưởng tới hoạt động đưa tin của Al Jazeera.
"Tại sao tôi phải kiểm soát tập đoàn này để rước lấy đau đầu chứ?" ông nói. "Nếu chính phủ các nước không hài ḷng với Al Jazeera, họ có thể trực tiếp tới nói chuyện với tập đoàn".