Liên Xô cũ luôn làm cán cân quân sự đối với Mỹ. Họ sở hữu một hệ thống vũ khí khổng lồ và có thứ c̣n trên cả Mỹ. 3 vũ khí dưới đây là biểu tượng của quân sự Liên Xô.
Súng AK là một trong những vũ khí nổi tiếng nhất của Liên Xô. Ảnh: Tampabay.
Quân đội Liên Xô là một trong những lực lượng quân sự mạnh nhất thế giới trong thế kỷ 20. Nước này đầu tư nhiều tiền của cho khoa học công nghệ và sản xuất công nghiệp, tạo ra nhiều loại vũ khí mang tính biểu tượng trong lịch sử quân sự thế giới, theo National Interest.
AK-47
Súng trường tấn công Avtomat Kalashikova (AK) là mẫu vũ khí bộ binh đơn giản, được đánh giá là một trong những huyền thoại của công nghiệp quốc pḥng Liên Xô. Nó cũng là loại súng trường phổ biến nhất, dễ nhận diện nhất trong thời kỳ hậu Thế chiến II, với khoảng 75 triệu khẩu được chế tạo.
Nhiều chuyên gia phương Tây cho rằng AK-47 lấy cảm hứng từ mẫu Sturmgewehr STG-44 của phát xít Đức, trong khi nhà thiết kế Mikhail Kalashnikov lại bác bỏ hoàn toàn nhận định này. AK-47 sử dụng đạn 7,62x39 mm mới và nhẹ hơn các loại đạn súng trường trước đó, đồng thời tích hợp chế độ bắn liên thanh. Khẩu súng rẻ tiền, nhẹ, dễ sử dụng, có độ bền rất cao và không đ̣i hỏi bảo dưỡng quá nhiều.
Những đặc tính này tạo ra một loại vũ khí tuyệt vời cho quân đội Liên Xô và các quốc gia đồng minh. Nó c̣n được phổ biến cho nhiều lực lượng quân sự trên khắp thế giới, trở thành một trong những vũ khí nổi tiếng nhất trong thế kỷ 20.
Tàu ngầm hạt nhân Đề án 941 "Akula"
Là lớp tàu ngầm lớn nhất từng được chế tạo trên thế giới, Đề án 941 "Akula" (NATO định danh: Typhoon) đóng vai tṛ quan trọng trong lực lượng răn đe hạt nhân của Liên Xô. Dài 175 m, lượng giăn nước 48.000 tấn khi lặn, lớp Akula có lượng giăn nước gấp gần ba lần so với tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo lớp Ohio của Mỹ.
Tàu ngầm Akula có thiết kế sáng tạo với 20 tên lửa đạn đạo R-39 Rif đặt ở phía trước, thay v́ đằng sau tháp chỉ huy như các tàu ngầm khác của Liên Xô. Mỗi tên lửa R-39 có tầm bắn 8.300 km, mang được 10 đầu đạn hạt nhân với tổng sức mạnh tương đương 133 quả bom nguyên tử ném xuống thành phố Hiroshima.
Tổng cộng có 6 tàu ngầm Đề án 941 được chế tạo và biên chế cho hải quân Liên Xô trong giai đoạn 1981-1989. Ngày nay, chỉ c̣n tàu Dmitriy Donskoy vẫn c̣n hoạt động, sau khi được nâng cấp lên chuẩn 941UM để làm bệ thử tên lửa RSM-56 Bulava. Ba chiếc đă bị tháo dỡ, trong khi tàu Arkhangelsk và Severstal nằm trong lực lượng dự bị của Hạm đội Biển Bắc.
Xe tăng chiến đấu chủ lực T-55
Từ mẫu xe tăng hạng trung T-54 đă chứng minh được hiệu quả trong Thế chiến II, Liên Xô tiến hành một loạt cải tiến lớn, bao gồm cả tăng cường khả năng bảo vệ tổ lái trước tác nhân sinh hóa và hạt nhân (NBC), để cho ra đời mẫu tăng chiến đấu chủ lực T-55.
Ḍng xe tăng T-54/55 là trụ cột của lục quân Liên Xô từ cuối Thế chiến II tới khi mẫu T-62, hậu duệ của nó, được đưa vào sử dụng năm 1961. Một số chuyên gia cho rằng các xe tăng tối tân của Nga như T-80 và T-90 đều là hậu duệ trực tiếp của T-55.
Liên Xô cùng các quốc gia Đông Âu và Trung Quốc đă chế tạo khoảng 42.000-100.000 chiếc T-55. Mẫu xe tăng này c̣n được xuất khẩu rộng răi tới hàng chục quốc gia trên thế giới. Tuy đă lỗi thời, ưu thế giá rẻ, dễ bảo tŕ và nhiều gói nâng cấp hiện đại giúp T-55 vẫn được quân đội nhiều nước hiện nay sử dụng.
Therealtz © VietBF