Giới quan sát cho rằng, các quốc gia Arab vùng Vịnh và Qatar cần phải kiềm chế trong thời điểm và tránh giải quyết bất đồng qua đối thoại.
Trước đó, vào ngày 5/6, 5 quốc gia Arab và Chính phủ miền Đông Libya cùng Maldives đă cắt đứt quan hệ với Qatar. Các nước này đă đồng loạt cáo buộc Qatar ủng hộ khủng bố và gây ảnh hưởng tới nội bộ của các nước trong khu vực.
Giới quan sát cho rằng, các quốc gia Arab vùng Vịnh và Qatar cần phải kiềm chế và nỗ lực giải quyết bất đồng thông qua đối thoại. (Ảnh: CNBC)
Sự việc này đang gây ra một cuộc khủng hoảng ngoại giao đối với Qatar và tạo ra những nguy cơ chính trị nguy hiểm tại Trung Đông- khu vực vẫn đang ngập ch́m trong các cuộc khủng hoảng và nội chiến từ Syria tới Yemen.
Hàng loạt các bước đi do các nước bao gồm Bahrain, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Ai Cập, Saudi Arabia, Yemen, Libya và Maldives đưa ra trong ngày hôm qua nhằm vào quốc gia nhỏ bé Qatar.
Trong đó, đáng chú ư là bước đi của Ai Cập trục xuất Đại sứ, đ́nh chỉ tất cả các chuyến bay giữa hai nước, đồng thời đóng không phận với các máy bay của Qatar muốn quá cảnh hoặc bay qua nước này.
Theo phía Ai Cập, đây mới chỉ là “bước khởi đầu” của các biện pháp tiếp theo nhằm vào Qatar. Điều đáng lo ngại nhất hiện nay đó là nếu các nước áp đặt biện pháp trừng phạt kinh tế, đặc biệt là Saudi Arabia - quốc gia có đường biên giới trên bộ duy nhất chung với Qatar có thể gây ra các tác động lớn về kinh tế, dẫn đến những bất ổn xă hội và chính trị mới tại Qatar.
Thực tế cuộc khủng hoảng ngoại giao mới nhất chỉ là “giọt nước làm tràn ly” trong mối quan hệ căng thẳng vốn đă âm ỉ bấy lâu nay giữa Qatar và các nước thành viên khác trong Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC), với ṇng cốt là Saudi Arabia.
Trong hầu hết các cuộc khủng hoảng của 6 nước GCC 25 năm qua, v́ một lí do nào đó, đều có liên quan đến Qatar. Mặc dù Qatar luôn lên tiếng phủ nhận, nhưng một số nước cáo buộc Qatar hỗ trợ về chính trị, truyền thông và tài chính cho các nhóm nổi dậy cũng như các tổ chức khủng bố, cực đoan ở các nước trong khu vực như Libya, Ai Cập, Syria, Yemen, Tunisia....
Những bất đồng này được đẩy lên một nấc thang mới, khi mối quan hệ về kinh tế và chính trị đang kéo Qatar tiến gần hơn về phía Iran- quốc gia mà nhiều nước trong khối GCC luôn coi là “đối địch”.
Năng lượng đang trở thành một yếu tố gắn kết quan trọng giữa Iran và Qatar, khi các bên cùng chia sẻ trữ lượng khí đốt lớn nhất thế giới. Bất chấp sự phản đối của các nước trong khu vực nhưng Qatar vẫn duy tŕ mối quan hệ kinh tế và ngoại giao với Iran.
Qatar gần đây cũng luôn lên tiếng chỉ trích các tuyên bố chống Iran của các quốc gia láng giềng vùng Vịnh. Chính v́ vậy, nỗ lực cô lập ngoại giao nhằm vào Qatar, đi đầu là Saudi Arabia, là biện pháp gây sức ép không chỉ với Qatar mà c̣n là “cảnh báo ngầm” tới một số quốc gia trung lập khác như Kuwait hay Oman phải dần từ bỏ các lợi ích kinh tế với Iran.
Chuyến công du vừa qua của Tổng thống Mỹ Donald Trump tới khu vực cũng được cho là một trong các yếu tố thúc đẩy khủng hoảng ngoại giao Qatar, khi Mỹ khẳng định sự hậu thuẫn mạnh mẽ cho các quốc gia vùng Vịnh Arab đối phó với Iran.
Tuy nhiên, với các bước đi của các nước Arab cho thấy đây sẽ là một thách thức không nhỏ đối với Mỹ- vốn dựa nhiều vào các nước GCC, trong đó có Qatar, trong cuộc chiến toàn cầu chống IS cũng như các chính sách của Mỹ trong khu vực.
Mỹ hôm qua cho biết sẵn sàng hỗ trợ để làm giảm căng thẳng hiện nay. Mỹ sẽ cử đại diện tham dự nếu các nước GCC tổ chức một cuộc gặp thượng đỉnh để thảo luận về t́nh h́nh căng thẳng hiện tại.
Phó Thư kí Báo chí Nhà Trắng Sarah Huckabee Sanders khẳng định: “Tổng thống Mỹ cam kết tiếp tục thảo luận với tất cả các bên liên quan đến quá tŕnh này, với tất cả các nước. Mỹ muốn tiếp tục làm giảm những căng thẳng giữa các bên”.
Nhiều quốc gia như Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Sudan, Ấn Độ cũng lên tiếng kêu gọi các bên vượt qua bất đồng để xây dựng một mặt trận đoàn kết trước các mối đe dọa chung đối với an ninh quốc gia của mỗi nước. Trong một động thái làm dịu căng thẳng, Ngoại trưởng Qatar Rahman hôm qua đă kêu gọi "một cuộc đối thoại cởi mở và trung thực" để giải quyết khủng hoảng.
Giới quan sát khu vực cho rằng, các quốc gia Arab vùng Vịnh và Qatar cần phải kiềm chế và nỗ lực giải quyết bất đồng thông qua đối thoại. Cuộc khủng hoảng ngoại giao nếu không được giải quyết dứt điểm có thể đẩy khu vực vào một viễn cảnh phức tạp hơn, trong bối cảnh Trung Đông đang đối mặt với các cuộc khủng hoảng chưa có lối thoát như cuộc chiến tranh ở Syria Yemen, xung đột ở Libya, cũng như các thách thức từ chủ nghĩa khủng bố và cực đoan.
VietBF © sưu tầm