Vietbf.com - Máy bay khổng lồ nhất thế giới có sải cánh tới 117 m, cao tới 15 m và có thể chở theo tới 226,7 tấn hàng hóa. Stratolaunc có thiết kế khí động học độc đáo với 2 thân máy bay kết nối với nhau đă bắt đầu lăn bánh khỏi nhà máy Mojave ở California để bắt đầu thử nghiệm.
CNN cho biết phi cơ khổng lồ Stratolaunc, đứa con tinh thần của Paul Allen, nhà đồng sáng lập tập đoàn Microsoft, vừa được lăn bánh khỏi nhà máy Hàng không và Không gian Mojave ở California vào ngày 31/5. Máy bay sẽ thử nghiệm nhiên liệu trên mặt đất, bước đầu tiên trong nhiều cuộc thử nghiệm trước khi cất cánh.
Stratolaunc được chế tạo để mang vệ tinh lên quỹ đạo thấp bên ngoài không gian. Máy bay có sải cánh tới 117 m, cao hơn 15 m và có thể chở theo tới 226,7 tấn hàng hóa. Stratolaunc có thiết kế khí động học độc đáo với 2 thân máy bay kết nối với nhau.
Nó có tới 28 bánh và lắp 6 động cơ phản lực sử dụng trên máy bay Boeing 747. Jean Floyd, Giám đốc điều hành dự án Stratolaunc, nói mục tiêu là máy bay sẽ tŕnh diễn vào đầu năm 2019: “Trong những tuần sắp tới, chúng tôi sẽ thử nghiệm trên mặt đất và đường lăn bánh tại sân bay Mojave”.
Phi cơ khổng lồ Stratolaunc lăn bánh khỏi nhà máy sản xuất hôm 31/5. Ảnh: CNN.
Ông cho biết thêm rằng đây là máy bay đầu tiên được chế tạo theo h́nh dạng như thế này nên sự an toàn của phi công và phi hành đoàn được đặt lên hàng đầu.
Stratolaunc có sải cánh dài nhất thế giới nhưng chiều dài vẫn ngắn hơn một chút so với gă khổng lồ An-225 của Nga. Chiếc thủy phi cơ H-4 Spruce Goose chế tạo vào năm 1947 có sải cánh khoảng 97 m.
Paul Allen, chủ sở hữu của NBA's Portland Trail Blazers và the NFL's Seattle Seahawks đă viết về mong muốn đưa vệ tinh lên quỹ đạo thấp với chi phí phải chăng: “Với phương thức hoạt động giống như máy bay, phương tiện mang phóng của chúng tôi có thể tái sử dụng nhiều lần, giảm đáng kể thời gian chờ đợi từ lúc chế tạo vệ tinh cho đến t́m thời gian phóng thích hợp bằng tên lửa đẩy truyền thống”, ông viết trong một báo cáo vào năm ngoái.
Phi cơ khổng lồ Stratolaunc nh́n từ phía sau. Ảnh: CNN.
Stratolaunc mang theo vệ tinh sẽ cất cánh như máy bay thông thường, khi đạt độ cao nhất định, vệ tinh sẽ được phóng lên quỹ đạo bằng tên lửa, sau đó máy bay sẽ quay về hạ cánh ở sân bay, tái nạp nhiên liệu để chuẩn bị cho sứ mệnh tiếp theo.
Allen không phải là tỷ phú duy nhất ở Mỹ tham vọng chinh phục không gian. Jeff Bezos, Giám đốc điều hành Amazon và Elon Musk, Tổng giám đốc Tesla và SpaceX, đă tự nhận là những nhà đổi mới, theo đuổi những thị trường khó khăn nhất để mang lại tương lai cho chúng ta ngày hôm nay.
Cuối tháng 3, SpaceX đă làm nên lịch sử khi phóng và hạ cánh thành công tên lửa đẩy có thể tái sử dụng. Công ty này cũng có kế hoạch đưa du khách lên Mặt Trăng vào năm 2018. Jeff Bezos cũng muốn chế tạo các tên lửa đẩy có thể tái sử dụng để giảm chi phí đi lại trong không gian.
Tuy nhiên, công ty Blue Origin của tỷ phú Jeff Bezos chủ yếu quan tâm đến việc thực hiện các chuyến bay ở quỹ đạo thấp phục vụ cho khách du lịch.