Sau khi nhậm chức, Tổng thống Iran đă tuyên bố áp đặt các lệnh trừng phạt lên 9 doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân của Mỹ. Đây có thể coi là hành động trả đũa cho các lệnh trừng phạt từ Mỹ.
Những hành động trả đũa lẫn nhau này sẽ không cải thiện được mối quan hệ giữa Mỹ và Iran, bất chấp việc Tổng thống Hassan Rowhani– người có quan điểm lập trường ôn ḥa với phương Tây tái đắc cử trong cuộc bầu cử Tổng thống diễn ra một ngày trước đó.
Tổng thống Iran Hassan Rowhani. Ảnh: Reuters
Iran công bố một danh sách bị trừng phạt bao gồm các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân của Mỹ. Với các biện pháp trừng phạt này, chính quyền Iran có thể thu giữ tài sản và cấm nhân viên của các công ty đó ra khỏi Iran.
Quyết định của Iran đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump giảm nhẹ các biện pháp trừng phạt nhằm vào Iran theo Thỏa thuận hạt nhân đă kí. Tuy nhiên, Mỹ lại tiếp tục áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt với 2 quan chức quốc pḥng Iran và một công ty liên quan đến chương tŕnh tên lửa của nước này.
Thực tế với việc ông Rowhani tái đắc cử Tổng thống nhiệm ḱ 2, sẽ là một tín hiệu tốt lành trong mối quan hệ giữa Iran và phương Tây đặc biệt là Mỹ, đảm bảo Thỏa thuận hạt nhân lịch sử tiếp tục có hiệu lực.
Phát biểu sau khi giành chiến thắng, Tổng thống Rowhani tiếp tục khẳng định thông điệp hội nhập với thế giới và nhấn mạnh người dân quốc gia Hồi giáo này muốn được sống trong ḥa b́nh và t́nh hữu nghị với các nước trên thế giới. Theo các chuyên gia phân tích chính trị Iran, ông Rowhani muốn xây dựng một chính sách cân bằng hơn và giảm căng thẳng với Mỹ.
Tuy nhiên, Iran sẽ phải tiếp tục đối mặt với sức ép gia tăng từ chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump về chương tŕnh vũ khí của ḿnh cũng như luôn coi Iran là một nhân tố gây mất ổn định tại Trung Đông.
Tuyên bố mới nhất của Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson ngày 21/5 cũng khẳng định lập trường này của Mỹ, mặc dù ông vẫn để ngỏ khả năng đối thoại với Iran.
Ông Tillerson cho biết:“Chúng ta sẽ tiếp tục các bước đi để làm rơ với Iran rằng hành động của Iran là không chấp nhận được liên quan đến việc ủng hộ khủng bố và phát triển tên lửa đạn đạo. Chúng tôi sẽ tiếp tục hành động thông qua các biện pháp trừng phạt, đối phó với Iran trên mặt trận trừng phạt kinh tế”.
Một chuyên gia của Viện Nghiên cứu Quốc pḥng tại Mỹ cho rằng, chính quyền của Tổng thống Trump sẽ tiếp tục chính sách của ḿnh và không có sự thay đổi bất chấp việc các bên đạt được thỏa thuận hạt nhân.
Tổng thống Mỹ cũng đang có chuyến thăm đến những nước được cho là đối thủ của Iran trong khu vực là Israel và Saudia Arabia, với các thỏa thuận vũ khí hàng trăm tỉ USD.
Ông Foad Izadi - một chuyên gia của trường Đại học Tehran cho rằng, thỏa thuận vũ khí này rơ ràng là một phần nỗ lực của Mỹ thúc đẩy với liên minh Arab nhằm đối phó với ảnh hưởng của Iran trong khu vực.
“Saudia Arabia không thích Iran. Israel không thích Iran và một số người trong chính quyền Mỹ cũng không thích Iran. V́ vậy họ có thể nhất trí để đối phó với Iran. Các nước này có thể tạo ra cái gọi là liên minh “Arab-NATO" để gây sức ép với Iran”.
Mỹ hiện cũng cho rằng, Iran đang ủng hộ Chính phủ Syria nhóm Houthi tại Yemen và phong trào vũ trang Hezbollah tại Lebanon, gây mất ổn định Trung Đông.
Ông Ahmad Majidyar, một chuyên gia của Viện nghiên cứu Trung Đông có trụ sở tại Mỹ, dự đoán, căng thẳng giữa Mỹ và Iran sẽ c̣n gia tăng liên quan đến Iraq và Syria.
Để giải quyết các thách thức này, Tổng thống Rowhani sẽ phải suy tính làm thế nào để có thể hóa giải được mối quan hệ nhiều sóng gió với Mỹ mà không gây tổn hại đến lợi ích kinh tế, nhưng không bị lực lượng bảo thủ gây sức ép chính trị trong nước.
Mặc dù vậy, với tỉ lệ cử tri đi bỏ phiếu cao và chiến thắng lớn dành cho ông Rowhani trong cuộc bầu cử Tổng thống vừa qua cho thấy người dân Iran đang kỳ vọng “làn gió” cải cách trong 4 năm qua sẽ tiếp tục phát huy tác dụng, đưa nước này thoát khỏi t́nh trạng bị cô lập và nâng tầm vị thế. Đây sẽ là sự hậu thuẫn khá chắc chắn cho nhiệm ḱ 4 năm tiếp theo của ông Rowhani.
VietBF © Sưu tập