Trung Quốc sắp tới sẽ bắt một tiểu hành tinh để cho vào quỹ đạo của mặt trăng. Đây cho thấy tham vọng lớn của Trung Quốc trong việc lấy tài nguyên từ vũ trụ. Mục đích chính của việc cho tiểu hành tinh vào quỹ đạo mặt trăng là để khai thác khoáng sản.
Các nhà khoa học Trung Quốc đang lên kế hoạch bắt giữ một tiểu hành tinh và neo lên đó một tàu vũ trụ. Sau đó, tàu này sẽ được kích hoạt động cơ và đưa tiểu hành tinh vào quỹ đạo mặt trăng.
Ye Peijian, tổng giám đốc và kĩ sư trưởng của chương trình khám phá Mặt trăngtại Trung Quốc, nói rằng du thuyền vũ trụ thám hiểm Mặt trăngsẽ được phóng vào năm 2020.
Ông Ye cho biết mục đích cuối cùng của việc bắt tiểu hành tinh là khai thác kim loại và khoáng sản. Việc này sẽ được các robot thực hiện.
Nhiều tiểu hành tinh hiện nay có hàm lượng khoáng vật quý rất cao, ông Ye nói trên tờ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc. Các tiểu hành tinh có kích thước đường kính từ một mét tới hàng trăm kilomet. Nếu chúng va phải trái đất, hậu quả sẽ là khôn lường. Hiện chưa rõ các nhà khoa học Trung Quốc định nhắm vào tiểu hành tinh nào.
Tiểu hành tinh đầu tiên được phát hiện mang tên Ceres vào năm 1801. Hiện có khoảng 600.000 tiểu hành tinh được phát hiện trong hệ mặt trời. Hầu hết tiểu hành tinh nằm trong Vành đai tiểu hành tinh nằm quanh quỹ đạo của sao Hỏa và sao Mộc.
Huang Jiangchuan, nhà khoa học thuộc chương trình khám phá Mặt trăngTrung Quốc, nói rằng “đây là một nhiệm vụ cực kì quan trọng”. Khó khăn lớn nhất hiện nay là chế tạo công nghệ có thể bám dính lấy bề mặt tiểu hành tinh và gắn lên đó các thiết bị.
Ngày 10.5 vừa qua, Trung Quốc tuyên bố tái khởi động công trình nghiên cứu tại Bắc Kinh nhằm mục tiêu xây dựng căn cứ cho con người trên mặt trăng.