VBF-Theo như lời kể của một sinh viên giấu mặt kể lại th́ các chủ gốc Việt ở Úc đang "bóc lột" họ. Được biết các sinh viên mới sang bao giờ cũng bị ức chế v́ giấy tờ không hợp lệ để sống ở đây. Họ lại không đủ tiền trang trải nên thường sẵn sàng đi làm, mà cũng chỉ có chủ Việt mới nhận. Tiền lương mà họ nhận thấp hơn với lương tối thiểu rất nhiều, 17 đô Úc là tối thiểu, nhưng thực tế họ vẫn phải chấp nhận 5 đô.
![](http://vietbf.com/forum/attachment.php?attachmentid=1033272&stc=1&d=1493653752)
Một nữ sinh viên được giấu mặt đang nói về kinh nghiệm bị bóc lột của cô tại Melbourne, Úc. (SBS)
Trong tháng Tư vừa qua, đài SBS ở Úc đă có một bài phóng sự rất dài, về t́nh trạng người Việt bóc lột người Việt. Nạn nhân là di dân từ Việt Nam, những người chưa có giấy tờ hợp lệ để sống như công dân Úc, đặc biệt là giới du sinh viên, hay sinh viên du học, cần làm việc kiếm thêm tiền.
Qua đài truyền thanh SBS, các sinh viên giấu tên tại Melbourne đă tiết lộ những câu chuyện khủng khiếp về cuộc đấu tranh sinh tồn của họ ở nước Úc. Các nạn nhân cho biết có lúc họ bị đối xử như thú vật.
Ước mơ được chào đón nhiệt t́nh tại một thành phố có đẳng cấp hàng đầu thế giới, đồng thời mọi sự chuẩn bị cho cuộc sống ở ngoại quốc bị phá vỡ bởi một thực tế khắc nghiệt.
![](http://vietbf.com/forum/attachment.php?attachmentid=1033273&stc=1&d=1493653752)
Cảnh bên trong một nhà Việt Nam tại Melbourne, Úc. (SBS)
Sinh viên Aggie Phan (tên giả) nói với SBS rằng cách đây hai năm, cô "bị đối xử như một con vật" sau khi lần đầu tiên tới Úc. Cô kể thêm rằng để có tiền trang trải cuộc sống, cô phải làm việc 12 giờ một ngày, với tiền công $8 một giờ, bằng phân nửa tiền lương tối thiểu theo qui định của chính phủ. Mỗi ngày làm việc cô chỉ được nghỉ năm phút.
Aggie Phan "xin lỗi" trước khi nói tiếp rằng bà chủ thường bí mật theo dơi cô mỗi khi cô đến pḥng vệ sinh, chỉ là để kiểm tra xem cô ở trong đó được bao lâu. Cô nói, "Thói quen của tôi là uống nước rất nhiều, bởi vậy, mỗi ngày tôi phải vào pḥng vệ sinh ba hoặc bốn lần. Bà chủ không hài ḷng về điều đó.
Cô sinh viên trẻ không thể trụ lâu với công việc đầu tiên ở Úc. Cô nói cô xin nghỉ việc sau 10 ngày, v́ nhận thấy cô "bị lừa."
Aggie Phan nói, “Tôi không vui v́ họ đối xử với tôi không công bằng." Điều đáng buồn là câu chuyện của cô khá phổ biến và hầu như sinh viên từ Việt Nam nào cũng từng trải qua.
Cuộc điều tra của SBS Radio Úc châu cho thấy di dân trẻ bị một bà chủ nhà hàng Việt Nam ở Melbourne bóc lột dă man. Sinh viên chỉ được trà $5 một giờ và bị đối xử tồi tệ.
Chương tŕnh Việt Ngữ của SBS Radio Úc Châu mở cuộc điều tra sau khi một du sinh viên viết trên mạng xă hội về kinh nghiệm làm việc của cô tại nhà hàng ở Melbourne này.
Bài viết của cô sinh viên thu hút hàng trăm lời b́nh luận. Tất cả những người này đều nói họ cũng trải qua những kinh nghiệm tương tự. Một số cho rằng họ bị đối xử tồi tệ hơn.
Nhà sản xuất chương tŕnh Việt Ngữ Trinh Nguyễn cho biết nhiều sinh viên khác có câu chuyện tương tự như của Aggie Phan. Theo Aggie, khi đến Úc học tập, cô cũng như nhiều sinh viên không nghĩ rằng họ có thể trở thành nạn nhân của sự bóc lột bởi chính đồng hương của họ.
Aggie tṛ chuyện với bố mẹ qua điện thoại, khóc ṛng v́ đưa ra quyết định sai lầm khi lựa chọn Melbourne làm nơi học tập và làm việc. Cô nói, "Tôi biết tiền công tối thiểu là $17 một giờ, nhưng v́ cần công việc nên tôi phải chấp nhận. Họ trả tiền mặt nên không có bằng chứng để kiểm tra. Tôi biết điều này là phạm pháp nhưng tôi cần có việc làm."
Để hoàn tất cuộc điều tra, SBS cử phóng viên giấu camera ở nơi bí mật để ghi lại cảnh các ông/bà chủ đối xử với nhân viên ngoại quốc như thế nào.
Phóng viên giả làm sinh viên từ Việt Nam tới xin việc. Họ đến 20 nhà hàng xin việc làm. Họ khám phá ra rằng không có ông/bà chủ nào đồng ư trả hơn $10 một giờ. Theo phóng viên SBS, một bà chủ c̣n cương quyết giữ lại lương một nhân viên thêm một tuần, đề pḥng nhân viên này nghỉ việc.
Khi phóng viên SBS nói với một ông chủ rằng có nhà hàng kia trả cho nhân viên $17 một giờ, ông này trả lời không có khả năng trả lương như vậy.
Việc hỏi về mức lương được coi là điều cấm kị trong một số nền văn hóa châu Á. V́ vậy nhiều sinh viên bắt đầu làm việc mà không biết sẽ được trả bao nhiêu tiền.
Aggie nói với news.com.au rằng sinh viên mới đến thường bị bóc lột v́ họ cần việc làm, và họ không biết luật pháp ở Úc cũng không biết tiền công tối thiểu là bao nhiêu.
Helen Nguyễn là một cựu sinh, nói với SBS rằng cô làm việc trong nhà hàng được ba tuần, được trả không tới $6 một giờ. Cô cho biết, "Họ nói thấy tôi c̣n nhỏ nên tội nghiệp tôi, v́ vậy họ thuê tôi và trả tôi $35 một ngày trong thời gian đào tạo. Lúc đó tôi vui lắm. Nhưng tôi không biết tiền công tối thiểu ở Úc là từ $16 tới $17."
Một nhà sản xuất khác cho chương tŕnh Việt Ngữ Radio SBS là Olivia Nguyễn, nói rằng "rất đáng báo động khi thấy số sinh viên phải đối phó trước với t́nh huống cực đoan trong cộng đồng người Việt Nam ngày càng tăng. Điều đáng nói là đồng hương với nhau, nhưng họ có thể bóc lột người mới đến, chỉ trả $5 một giờ."
Aggie cho biết sau khi nghỉ việc ở đó, cô t́m được việc làm ở nơi khác với tiền công $20 một giờ.