Mỹ đang tiến hành tiến hành tập trận rầm rộ cùng với đồng minh gần Guam. Điều này khiến cho tình hình trên bán đảo Triều Tiên thêm căng thẳng. Trung Quốc đã lạnh giọng tuyên bố sẵn sàng đối đầu với Mỹ và đồng minh của họ.
Theo Reuters, Mỹ và đồng minh đã sẵn sàng cho cuộc tập trận quy mô lớn gần đảo Guam. Để chuẩn bị cho sự kiện này, Hải quân Pháp đã điều tàu tấn công đổ bộ Mistral đến Sasebo của Nhật Bản, trong khi Anh cũng đã sẵn sàng.
Cùng với vũ khí và khí tài sẽ có khoảng 700 binh sĩ tham gia. Dù được coi là đỉnh điểm của căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên nhưng cuộc tập trận đã được lên kế hoạch sau lần thử nghiệm tên lửa thất bại của Bình Nhưỡng hồi tháng 3. Từ đó đến nay, Triều Tiên đã tiến hành 3 cuộc thử nghiệm tên lửa đạn đạo khác nhưng đều không thành công.
Tàu tấn công đổ bộ Mistral của Pháp trong một cuộc diễn tập.
Đặc biệt, cuộc tập trận lại diễn ra vào thời điểm Nhật Bản và Mỹ cùng lo lắng về nỗ lực mở rộng tầm ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực qua kế hoạch đóng thêm nhiều tàu sân bay mới. Bản thân Pháp cũng là nước chia sẻ mối quan ngại này do Paris đang kiểm soát một vài hòn đảo ở Thái Bình Dương như New Caledonia và Polynesia.
Bất chấp sức ép từ Mỹ và đồng minh là khá rõ ràng, Trung Quốc đã lạnh lùng tuyên bố sẵn sàng đối phó với tất cả. Tờ Hoàn Cầu ngày 28/4 chỉ trích Mỹ "đâm sau lưng Trung Quốc" khi một mặt đánh giá cao hành động của Bắc Kinh về vấn đề Triều Tiên, một mặt đã đẩy nhanh tiến độ triển khai lá chắn tên lửa THAAD ở Hàn Quốc - điều mà Trung Quốc phản đối gay gắt.
"Điều đó có nghĩa là Trung Quốc không thể làm kẻ ngoài cuộc," Hoàn Cầu nhận định. Bất chấp có lợi ích chung với Mỹ về phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, Bắc Kinh gây sức ép lên Bình Nhưỡng để bảo đảm lợi ích quốc gia của mình nhiều hơn là thiện chí hợp tác với Washington.
Dư luận Trung Quốc lo ngại nước này không có quân bài nào tương xứng để chống lại Mỹ-Hàn và có thể mất "vùng đệm chiến lược" - cụm từ thường được đùng để nói về ý nghĩa của Triều Tiên đối với Trung Quốc.
Ngay lúc này, những gì Triều Tiên đang thực hiện đã đi ngược lợi ích chiến lược của Bắc Kinh. Điều kiện Trung Quốc đưa ra để nối lại quan hệ bình thường là Bình Nhưỡng từ bỏ chương trình hạt nhân.
Giới quan sát Trung Quốc lo ngại chiến tranh là kết cục không tránh khỏi nếu căng thẳng tiếp diễn. Khi đó Trung Quốc sẽ đứng trước nhiều lựa chọn khó khăn hơn là chỉ chấp hành các lệnh cấm vận nghiêm ngặt của Hội đồng bảo an LHQ, mà Bắc Kinh vốn đã chần chừ.
Theo Hoàn Cầu, nếu "phá vỡ ảo tưởng" của Bình Nhưỡng rằng họ có thể lại xoa dịu Bắc Kinh bằng ngoại giao, Trung Quốc sẽ thiết lập được "tiếng nói" của mình đối với Triều Tiên.
Mục tiêu trước mắt của Trung Quốc là đình chỉ hoạt động hạt nhân của Triều Tiên, lẫn các cuộc tập trận chung giữa Mỹ và Hàn Quốc, đồng thời khẳng định với Washington rằng Bắc Kinh "không phải là chìa khóa giải quyết vấn đề".
Hoàn Cầu cảnh báo: "Trung Quốc hy vọng tất cả các bên liên quan thu được lợi ích tối đa. Nhưng nếu nỗ lực thất bại thì Bắc Kinh không sợ cả Triều Tiên lẫn Mỹ cùng đồng minh. Chúng ta có đủ sức mạnh để tấn công bất kỳ phe nào dẫm đạp lên 'ranh giới đỏ' về lợi ích của Trung Quốc".
Therealrtz © VietBF