Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 30 đang diễn ra tại Philippines. Khi Hội nghị mới bắt đầu, do sức ép của Bắc Kinh, hội nghị chưa muốn có tuyên bố về vấn đề Biển Đông. Nhưng cho đến nay, dự thảo tuyên bố chung mới nhất đề cập việc cải tạo, xây dựng đảo nhân tạo, quân sự hóa biển Đông, bất chấp nỗ lực vận động loại bỏ của Trung Quốc.
Từ ngày 26 đến 29-4, Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 30 diễn ra tại thủ đô Manila (Philippines). Từ bản dự thảo tuyên bố chung mới nhất Reuters thu thập được, Reuters cho biết các nước thành viên đă thay đổi một số nội dung câu chữ trong tuyên bố chung sẽ được công bố vào ngày bế mạc 29-4. Theo đó, tuyên bố chung hội nghị sẽ đề cập đến việc cải tạo, xây dựng đảo nhân tạo và quân sự hóa biển Đông.
Bản dự thảo tuyên bố chung trước được công bố nội bộ ASEAN ngày 27-4 không có cụm từ “cải tạo đất và quân sự hóa” - vốn được đề cập trong tuyên bố chung thông qua năm ngoái ở Lào. Và bốn nước thành viên ASEAN đă không đồng ư việc bỏ qua này trong bản tuyên bố chung năm nay. ASEAN đề cập đến biển Đông nhưng không nhắc cụ thể tên Trung Quốc.
Theo Reuters, bước đi này sẽ làm Trung Quốc thất vọng. V́ trước đó các đại diện đại sứ quán Trung Quốc ở Philipines đă t́m cách gây ảnh hưởng lên nội dung tuyên bố chung, bằng cách vận động các quan chức Philippines, Reuters dẫn hai nguồn tin ngoại giao ASEAN cho biết.
Phía Trung Quốc cũng đă vận động để bản tuyên bố này không nhắc tới phán quyết của Ṭa Trọng tài thường trực bác tuyên bố chủ quyền đường lưỡi ḅ của Trung Quốc ở biển Đông, theo các nguồn tin ngoại giao. Reuters cho biết đă liên lạc với đại sứ quán Trung Quốc ở Philippines để xin b́nh luận nhưng không thành.
Bản dự thảo cuối cùng chưa được thống nhất, tuy nhiên bước thay đổi này cho thấy ASEAN đă thể hiện sự phản đối với các động thái vận động của Trung Quốc để ASEAN không bàn đến hay nhắc đến vấn đề biển Đông trong tuyên bố chung.
Đá Subi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép. Ảnh: REUTERS chụp ngày 21-4
Reuters dẫn ư kiến một số nhà ngoại giao ASEAN rằng, từ thay đổi này cũng có thể thấy mối quan hệ hữu hảo giữa Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte – chủ tŕ hội nghị ASEAN lần này - với Trung Quốc có thể không đủ để gây ảnh hưởng lên quan điểm của Philippines cũng như ASEAN.
Ngày 27-4, ông Duterte nói thật vô nghĩa nếu ASEAN làm áp lực với Trung Quốc về các hoạt động của nước này ở biển Đông. Trước đó, ông Duterte cũng cho biết sẽ không làm áp lực buộc Trung Quốc tuân thủ phán quyết của Ṭa Trọng tài thường trực.
Dù thế, ư chí của ông Duterte không hẳn là ư chí của toàn bộ chính phủ Philippines. Hai tháng trước, Ngoại trưởng nước này Perfesto Yasay cho biết ông và các đồng sự ASEAN “rất lo ngại” việc Trung Quốc triển khai các hệ thống hệ thống vũ khí trên biển Đông, xem đó là bước đi “quân sự hóa khu vực”.
ASEAN và Trung Quốc hy vọng sẽ đạt được thỏa thuận khung thành lập Bộ Quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC) trong năm nay, sau 15 năm bắt tay vào đàm phán, soạn thảo. Tuy nhiên nhiều nhà ngoại giao ASEAN nghi ngờ sự chân thành của Trung Quốc trong vấn đề này, và liệu ASEAN có đủ ảnh hưởng để buộc Trung Quốc cùng thống nhất COC.
Hội nghị thượng đỉnh ASEAN năm nay diễn ra trong bối cảnh khu vực đang có nhiều biến động, chưa xác định được hướng đi của Mỹ tại khu vực, liệu Mỹ có tiếp tục duy tŕ sức mạnh ở khu vực để làm đối trọng với Trung Quốc hay không.