VBF-Nam Dương đang rất "khó chịu" với những chính sách mới của TT Trump. Theo đó Mỹ đang muốn cân bằng cán cân thương mại với nước này, cũng như trục xuất người đạo Hồi, mà nước này đa phần là đạo Hồi. Mỹ tự cho rằng v́ "Hoa Kỳ trước tiên" th́ Nam Dương cũng muốn " Nam Dương trước tiên".
Phó Tổng Thống Mike Pence (Getty Images)
JAKARTA – Trong tuần qua Hoa Thịnh Đốn đă loan báo chuyến viếng thăm Nam Dương của Phó Tổng Thống Mike Pence, nhân dịp ông công du các nước Á Châu mà bắt đầu là ở Nam Hàn. Về chuyến đi Nam Dương, Hoa Thịnh Đốn muốn tăng cường quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nền dân chủ lớn trên thế giới. Nhưng những mối căng thẳng song phương có thể làm suy yếu thiện chí trong chuyến công du của ông Pence.
Phó tổng thống của Nam Dương, một nước có người Hồi Giáo đông nhất thế giới, đă bày tỏ lo ngại về chính sách di trú của Tổng Thống Donald Trump. Những người chỉ trích Mỹ nói rằng chính sách ấy thiên vị, kỳ thị người Hồi Giáo. Phó Tổng Thống Jusuf Kalla cũng lo ngại về khẩu hiệu “Hoa Kỳ Trước Tiên” của ông Trump về thương mại và đầu tư.
Ông Kalla nói với hăng tin Reuters vào cuối tháng Ba, “Chúng tôi ở Nam Dương không bao giờ thay đổi. Đó là lư do tại sao lúc này chúng tôi hỏi họ rằng 'chính sách của quư vị hiện giờ là ǵ, về kinh tế, về dân chủ, khi ông Trump lên nắm quyền? Hoa Kỳ Trước Tiên, điều này có nghĩa là ǵ? Tôi cũng có thể nói Nam Dương Trước Tiên, nếu quư vị nói Hoa Kỳ Trước Tiên.”
Nam Dương là một trong 16 quốc gia đang có cán cân thương mại thiếu quân b́nh với Hoa Kỳ, khiến Mỹ bị thâm thũng thương mại. Chính quyền Trump muốn thay đổi sự thâm thũng này qua việc truy t́m những vụ lạm dụng thương mại mà Mỹ cho là thiếu công b́nh.
Chính sách mang tính chất đấu tranh và gây hấn của ông Trump sẽ gặp đối thủ ở Nam Dương. Tại nước này, chủ nghĩa dân tộc và những khuynh hướng bảo hộ kinh tế cũng đă rộ lên, từ khi một đợt sụt giảm giá cả hàng hóa trong những năm gần đây đă hăm lại sức tăng trưởng kinh tế.
Ông Kalla này nói rằng một lập trường cứng rắn của Nam Dương cũng đă góp phần gây ra một loạt tranh chấp với các công ty Mỹ. Trong số đó có Google của Alphabet Inc., công ty khai mỏ Freeport-McMoRan Inc., và đại công ty tài chánh JP Morgan Chase & Co.
Nam Dương đă đối đầu với Google về các khoản tiền thuế và tiền phạt chưa đóng, lên tới hàng trăm triệu Mỹ kim, và với Freeport trong một tranh căi hợp đồng làm tê liệt các hoạt động tại Grasberg, mỏ đồng lớn thứ nh́ trên thế giới.
Nam Dương cũng bỏ JP Morgan với tư cách là một đại lư trái phiếu chính, sau khi các nhà phân tích nghiên cứu của ngân hàng hàng này đưa ra một bản phúc Ông Kalla nói, “Đây là một loạt vấn đề rất đáng tiếc. Tất cả hóa ra đều là của Mỹ.” Ông dự kiến những vấn đề ấy sẽ được nêu ra, trong chuyến thăm của ông Pence. Nam Dương là chặng ghé thứ ba trong chuyến chuyến công du từ ngày 15 tới ngày 25 tháng Tư, bao gồm Nam Hàn, Nhật Bản, và Úc.
Google và JPMorgan không có ư kiến về chuyến đi của ông Pence tại Nam Dương.
Một mối phiền toái khác có thể là dầu biodiesel.
Ủy Ban Biodiesel Quốc Gia Hoa Kỳ (NBB), một nhóm hăng sản xuất, đă thỉnh cầu chính phủ Mỹ áp dụng những khoản thuế chống bán phá giá, đánh vào dầu biodiesel từ Nam Dương và Argentina, nói rằng loại dầu ấy đă tràn ngập thị trường Mỹ.
Bất chấp những mối căng thẳng này, giới chức chính phủ ấy nói rằng Nam Dương sẽ cẩn thận để bắt đầu mối quan hệ với chính phủ Trump theo đúng cách.
Lối tiếp cận Tổng Thống Nam Dương Joko Widodo với chính sách ngoại giao của đă được dẫn dắt bởi những mối quan tâm lợi ích kinh tế, nhiều hơn là bởi những sự cân nhắc về địa lư chính trị. Ông theo đuổi thương mại và đầu tư được gia tăng từ Trung Quốc, nhưng vẫn giữ khoảng cách ngoại giao với Bắc Kinh, và thiết lập một mối quan hệ đối tác chiến lược với Washington dưới thời cựu Tổng Thống Barack Obama.
Ông Joseph R. Donovan Jr., đại sứ Mỹ tại Nam Dương, nói rằng chuyến viếng thăm của ông Pence phản ảnh một sự cam kết tiếp tục cho mối quan hệ đối tác ấy, sẽ tăng cường mức tham gia kinh tế, và thúc đẩy việc hợp tác an ninh trong khu vực.