Nói đến nhân sâm là người ta nghĩ đến một dược liệu quư giá. Tuy nhiên có những trường hợp sử dụng nhân sâm lại dẫn đến nguy hiểm cả tính mạng. Vậy ai là người được và không được dùng nhân sâm?
Nhân sâm được phong danh là thần dược, đứng đầu trong các vị thuốc đông y: sâm, nhung, quế, phụ. Ảnh: Fiftyshadesofsnail.
Thạc sĩ - bác sĩ Hoàng Khánh Toàn, Khoa Đông y, Bệnh viện Trung ương Quân Đội 108 - cho hay nhân sâm là rễ của cây nhân sâm, có nhiều loại như sâm rừng - sâm trồng, xét theo nguồn gốc địa lư có sâm Trung Quốc - Triều Tiên - Nhật Bản - Mỹ - Việt Nam.
Ngoài ra, căn cứ vào cách thức chế biến, người ta chia thành cách loại:
- Sinh sái sâm: để nguyên vỏ, rửa sạch đất cát rồi phơi khô.
- Đại lực sâm khi chế biến có nhúng vào nước sôi vài phút, sau đó phơi khô.
- Hồng sâm: bỏ rễ, râu sấy khô, c̣n gọi là thạch trụ sâm.
- Bạch sâm: ngâm tẩm trong nước đường đặc, c̣n gọi là đường sâm.
- Cáp b́ sâm chế biến bằng cách trước tiên ngâm trong nước sôi, sau đó ngâm vào nước đường loăng.
Ngoài ra, tùy theo công nghệ chế biến, chúng ta c̣n có thể phân loại thành sâm trà, sâm lát, sâm viên nang. Bên cạnh những phẩm chất và công dụng chung, mỗi loại nhân sâm lại có những đặc tính và năng lực riêng.
Theo thạc sĩ Toàn, từ xưa, nhân sâm đă được coi là thần dược, đứng đầu trong các vị thuốc đông y: sâm, nhung, quế, phụ… có thể trị được bá bệnh. Ngày nay, các công tŕnh nghiên cứu khoa học cũng cho thấy sâm có nhiều tác dụng như gia tăng quá tŕnh hồi phục các chức năng của cơ thể.
Sâm được xem là loại thuốc bổ toàn diện, chống lăo hóa tế bào, thúc đẩy quá tŕnh sinh tổng hợp protein của tế bào mới, kích thích cơ chế miễn dịch của cơ thể, giúp chống lại bệnh nhiễm trùng.
Trong đó, xét theo nguồn gốc địa lư, sâm Hàn Quốc - Triều Tiên có tên chung là Cao Ly sâm, là loại được ưa chuộng nhiều nhất trên thị trường bởi được cho là có điều kiện sống và chất lượng tốt hơn.
Cẩn thận nhân sâm giả
Các chuyên gia cảnh báo trên thị trường hiện nay sâm Hàn Quốc - Triều Tiên thường bị làm giả bởi các loại sâm có xuất xứ khác. Đặc biệt, rất nhiều dược liệu mang tên sâm, h́nh dáng tương tự nhưng tính chất dược lư không giống hoặc chỉ giống một phần.
Lương y đa khoa Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Hà Nội) cho biết nhiều người chi hàng triệu đồng nhưng mua nhầm cây thương lục thay v́ nhân sâm dẫn tới tiền mất tật mang.
Theo lương y Trung, củ thương lục được bán ở nhiều địa phương với tên giả mạo hồng sâm hay pḥng sâm. Đây chính là một vị thuốc công hạ mănh liệt, có thể gây sẩy thai… Người khỏe mạnh dùng cũng tổn thương gân cốt và hại thận.
“Củ cây thương lục có h́nh dáng giống với nhân sâm khiến nhiều người nhầm lẫn nên bị ngộ độc. Người dùng quá liều c̣n có khả năng tử vong v́ củ này có chất phytolaccatoxin, muối kali nitrat, axit oxymyristinic, tính độc”, lương y Trung cảnh báo.
Thạc sĩ Hoàng Khánh Toàn cũng lưu ư thêm nhân sâm rừng thường đắt và tốt hơn nhân sâm trồng. Do hai loại có h́nh dáng giống nhau nên người ta hay lấy sâm trồng giả mạo là sâm rừng.
Sâm rừng được thu hái trong hoang dại, sử dụng nguồn dinh dưỡng tự nhiên và thông thường sinh trưởng phát triển chậm. Sâm trồng đă có tác động nhiều bởi con người, từ khâu chọn giống đến chế độ phân bón…
Dùng sâm không được tùy tiện
Theo lương y Vũ Quốc Trung, nhân sâm đứng đầu trong các vị thuốc bổ nhưng vẫn là thuốc, nên không phải ai cũng dùng được, bởi thể trạng, bệnh t́nh khác nhau. Việc dùng tùy tiện có thể biến bệnh nhẹ thành nặng, nặng thành nguy kịch.
Những đối tượng không được dùng nhân sâm là phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 14 tuổi, người táo bón, viêm loét dạ dày, đau dạ dày, đau bụng do hàn, viêm ruột, viêm gan… Sách cổ từng ghi nhận trường hợp thai phụ tử vong khi ăn nhân sâm.
“Bệnh nhân chỉ dùng sâm sau khi được thầy thuốc bắt mạch kê đơn và dặn ḍ cách sử dụng, chế độ dinh dưỡng hợp lư khi uống thuốc có nhân sâm”, lương y Vũ Quốc Trung cho biết.
Therealtz © VietBF