Những thống tin của Mỹ và Nga đưa ra sau khi hai tàu khu trục hạm Mỹ tiến hành phóng 59 quả tên lửa hành tŕnh Tomahawk vào sân bay quân sự Al-Shayrat thuộc tỉnh Homs là trái ngược nhau. Mỹ tuyên bố cả 59 quả tên lửa đều trúng mục tiêu trong khi đó Nga nói chỉ có 23 quả đến được căn cứ quân sự của Syria. Nhưng hiển nhiên cuộc tập kích dữ dội này không gây tổn thất lớn cho căn cứ quân sự của Syria.
Ảnh vệ tinh chụp sân bay quân sự Al-Shayrat sau cuộc tấn công tên lửa Tomahawk của hải quân Mỹ
Theo thông báo của Bộ quốc pḥng Nga, chỉ có 23 quả tên lửa Tomahawk đánh trúng mục tiêu sân bay, phá hủy 6 chiếc MiG-23 đang nằm trong hầm chứa máy bay, 2 khẩu đội súng pḥng không, hầm chứa bom đạn và nhiên liệu. Sáu quân nhân Syria và hàng chục thường dân thương vong.
Phía Mỹ tuyên bố tất cả có 59 quả tên lửa đánh trúng mục tiêu, phá hủy một số lượng lớn các máy bay quân sự cùng vũ khí, trang bị phương tiện chiến tranh. Tuyên bố của cả hai bên đều không có cách nào để kiểm chứng độ chính xác của thông tin.
Các vị trí bị tên lửa Tomahawk tấn công, tập trung nhiều trên khu vực ngoại vị đường băng cất cánh
Một đầu đạn, được cho là của tên lửa Tomahawk bị vỡ c̣n nguyên vẹn, rơi ở Tartus, tỉnh Latakia
Đây có thể là một nước đi chiến lược của chính quyền tổng thống Donald Trump, không chỉ giải quyết vấn đề đấu tranh nội bộ với những quy chụp về ảnh hưởng của Nga trong cuộc bầu cử đầy sóng gió và 100 ngày cầm quyền căng thẳng. Nhà Trắng muốn chứng minh vị thế của nước Mỹ trên trường thế giới, quyền lực và sức mạnh thực sự của Mỹ trong khu vực và thế giới, đồng thời làm suy giảm ảnh hưởng của Nga trong vùng chiến sự phức tạp và nóng bỏng này.
Nhưng quân đội Mỹ cũng đưa ra thông báo về cuộc tấn công cho Bộ tư lệnh tiền phương lực lượng không quân Nga, nhằm tránh những phản ứng quyết liệt từ phía không quân chiến thuật Nga ở Hmeymim và những nguy cơ tiềm năng dữ dội hơn từ phía Moscow nếu như cuộc tấn công này thực sự bất ngờ.
Rất nhiều chuyên gia quân sự và các nhà phân tích chính trị, bao gồm nhà Đông phương học Evgeny Satanovsky, thống nhất một quan điểm rằng, điện Kremlin không ra lệnh đánh chặn tên lửa Tomahawk bằng hệ thống tên lửa pḥng không S-400 Triumph và S-300V4 nhằm tránh cuộc xung đột trực tiếp với Mỹ, dẫn đến những động thái cực đoan: phong tỏa đường không và đường biển đối với căn cứ hải quân Tartus và căn cứ sân bay Hmeymim bằng cách đóng cửa eo biển trên Địa Trung Hải, thành lập các vùng cấm bay trên phần phía đông Syria và Iraq, ngăn chặn các chuyến bay vận tải quân sự của Nga.
Điều này hoàn toàn có thể nếu như mục đích của cuộc tấn công bị Nga ngăn chặn, phương Tây có thể tiến thêm một bước cực đoan hơn bằng cách tuyên bố Nga bảo vệ cho một chính quyền “diệt chủng” kêu gọi các quốc gia đồng ḿnh cùng thực hiện các biện pháp phong tỏa này.
Nhưng những b́nh luận này cũng vẫn chỉ là dự đoán và hoàn toàn mang tính chủ quan. Đánh chặn các tên lửa Tomahawk thành công cũng có thể sẽ củng cố hơn vị thế của Nga trên vùng địa chính trị này, đồng thời khẳng định: các đồng minh của Nga đều được bảo vệ bởi chiếc ô pḥng thủ tên lửa của Moscow.
Truyền thông mạng xă hội và các trang truyền thông chính thống lập tức bùng lên những đợt sóng chỉ trích hệ thống pḥng không của Nga, bao gồm S-300V4, S-400, Buk-M2, Pantsir-S1. Nhưng 35 quả tên lửa Tomahawk đă biến mất! điều ǵ đă xảy ra. Có lẽ chỉ có Bộ Quốc pḥng của hai siêu cường biết rơ điều này.
Tên lửa Tomahawk RGM-109 nâng cấp lần cuối D/E là phiên bản tên lửa có độ tin cậy cao nhất, tỷ lệ đánh trúng mục tiêu gần bằng 1, do đó nguyên nhân mất đến gần 64% số lượng đạn cho thấy, cụm tên lửa hành tŕnh tấn công gánh chịu một đợt phản kích rất mạnh, hoặc bị can thiệp trực tiếp vào hệ thống điều khiển, hoặc bị bắn hạ bằng các phương tiện pḥng không.
Mạng xă hội Facebook, Twitter không có bất cứ thông tin nào liên quan đến việc sử dụng các loại vũ khí pḥng không, cho phép các chuyên gia nghi ngờ về việc có hệ thống tác chiến điện tử cực mạnh trong khu vực quân cảng Tartus, hệ thống EW này có thể đă thực hiện đợt tấn công chế áp hệ thống điều khiển TERCOM của Tomahawk.
Trong hệ thống TERCOM có các kênh vô tuyến dẫn đường vệ tinh của hệ thống NAVSTAR ( tần số hoạt động từ 1176,45 đến 1575,42 MHz), thiết bị đo độ cao radio, so sánh h́nh ảnh quét bề mặt địa h́nh với h́nh ảnh lưu trữ trong bộ nhớ máy tinh của hệ thống dẫn đường quán tính tên lửa Tomahawk.
Hoạt động của hệ thống tác chiến điện tử Krasukha-4 chống tên lửa hành tŕnh
Trong thời gian bay, khi tên lửa Tomahawk RGM-109 D/E tiến gần đến bờ biển khu vực Tartus, do điều kiện địa h́nh phức tạp, chắn chắn các cảm biến của hệ thống TERCOM được kích hoạt, trong đó có thiết bị đo độ cao. Sóng vô tuyến của thiết bị này sẽ bị đài trinh sát điện tử RTR loại 1L222 "Autobase" hoặc các hệ thống tương tự khác phát hiện và đeo bám. Trên khoảng các hiệu quả, các tổ hợp khí tài tác chiến điện tử như Krasukha-4 trên mặt đất hoặc "Khibiny", trang bị trên những máy bay chiến đấu Nga tiến hành tấn công chế áp, phá hủy hoạt động các modules NAVSTAR và thiết bị đo độ cao của Tomahawk.
Máy bay Su-35, khi bay đến sân bay Hmeymim, Latakia có mang theo hệ thống tác chiến điện tử Khibiny
Theo bài viết của cựu chiến binh Việt Nam Gordon Duff , tổng biên tập trang Veteran Today, xuất hiện bức ảnh cho thấy tên lửa Tomahawk rơi nguyên vẹn, không có dấu hiệu bị tấn công bởi tên lửa pḥng không. Cũng theo những nguồn tin cậy từ phía các lực lượng vũ trang Syria, Gordon Duff cho biết phát hiện 5 quả tên lửa Tomahawk rơi xung quanh khu vực sân bay Al-Shayrat và Tartus, khiến nhiều người dân thiệt mạng và 20 người khác bị thương. Số c̣n lại rơi trên đường bay ngoài biển.
Sự thật là tất cả các tổ hợp tên lửa pḥng không Nga chỉ có một nhiệm vụ trọng tâm duy nhất, bảo vệ căn cứ sân bay Hmeymim và quân cảng Tartus. Đây là 2 vị trí then chốt mà nếu các căn cứ quân sự này chỉ dừng không hoạt động 1 ngày, tất cả các chiến trường Syria đều đối mặt với sự sụp đổ. Không có bất cứ một lư do nào buộc hệ thống pḥng không Nga rời bỏ nhiệm vụ pḥng thủ căn cứ.
Một thực tế khác là hệ thống S-400 trong t́nh huống xảy ra không có khả năng đánh chặn tên lửa Tomahawk v́ lư do đơn giản. Căn cứ sân bay Hmeymim cách quỹ đạo đường bay của tên lửa điểm gần nhất là 70 km dọc theo biên giới Lebanon – Syria. Đài radar đa năng mảng pha RPN 92N6E quét trên mặt phẳng ngang ngay cả trong trường hợp sử dụng cột đa dụng 40V6М chỉ được đến từ 38 - 45 km, sau đó sẽ bị địa h́nh khu vực cản trở.
Vượt ra ngoài khu vực này, để tấn công mục tiêu bay thấp, S-400 phải sử dụng tên lửa 9М96Е/Е2, được trang bị đầu tự dẫn radar chủ động. Có thể quân đội Nga sẽ sử dụng các tên lửa cao cấp này trong t́nh huống căn cứ sân bay Hmeymim bị tấn công bằng tên lửa hành tŕnh quy mô lớn.
Đối với khẩu đội S-300V4, pḥng thủ khu vực quân cảng Tartus, do điều kiện yêu cầu nhiệm vụ từ hướng biển, sẽ không tấn công tên lửa hành tŕnh nhằm bảo vệ hoạt động của radar trinh sát phát hiện mục tiêu 9S19M2 "Ginger" và radar dẫn bắn 9S32M, có nhiệm vụ then chốt là bảo vệ quân cảng không bị lộ bí mật tần số khai thác sử dụng.
Tương tự như tác chiến trên bộ, chỉ có lực lượng pḥng không – không quân Syria mới có quyền và nghĩa vụ trách nhiệm bảo vệ không phận Syria.
Những cuộc không kích thường xuyên của không quân Israel trên không phận Syria cho thấy, lực lượng pḥng không Syria không hoạt động hoặc hoạt động hoàn toàn không hiệu quả. Vụ tấn công vào sân bay Al-Shayrat sẽ là cơ hội tốt để Nga hỗ trợ quân đội Syria phục hồi và hiện đại hóa hệ thống pḥng không, nâng cấp lên ngang tầm khu vực và đóng cửa hoàn toàn không phận đối với các quốc gia thù địch.
Không giống như sự kiện Vịnh Bắc bộ ở Việt Nam dẫn đến việc triển khai tên lửa pḥng không trên miền Bắc Việt Nam, vấn đề khó khăn nhất của Syria là nhân sự của lực lượng pḥng không. Nhiều năm chiến tranh đă làm suy giảm sinh lực, sĩ quan và binh sĩ không được huấn luyện thường xuyên, năng lực và t́nh thần chiến đấu không theo kịp được sự phát triển của tác chiến đường không hiện đại.
Trong nguy cơ thường trực có thể bị tấn công bất cứ lúc nào, khi lực lượng pḥng không Syria không thể độc lập phong tỏa các hướng tấn công nguy hiểm. Quân đội Nga sẽ phải triển khai các máy bay AWACS nhằm kiểm soát chặt chẽ không phận bầu trời Syria, cảnh báo sớm các nguy cơ tiềm năng của những cuộc tập kích đường không quy mô lớn.
Ngoài những tổ hợp tên lửa pḥng không hiện có, ở Syria có khoảng hơn 10 tổ hợp Pantsir – S1, đây là các tổ hợp vũ khí đánh chặn tầm thấp hiệu quả, phù hợp với những khu vực phục kích Tomahawks trong khu vực địa h́nh phức tạp ở Latakia. Ngoài ra, quân đội Syria cần phải được tăng cường các tổ hợp tên lửa Buk-M2 và các hệ thống tên lửa tương đương trong các khu vực quân sự có ư nghĩa chiến lược và vị trí quan trọng (sân bay T-4 Palmyra hoặc sân bay quân sự thành phố Hama).
Việc khai thác, sử dụng các tổ hợp vũ khí đánh chặn này sẽ được thực hiện theo phương pháp “học trên bệ phóng” như các cố vấn Liên Xô đă từng thực hiện với lực lượng tên lửa pḥng không SA-75 Dvina ở Việt Nam
Lực lượng pḥng không quân đội Nga cũng cần phải tăng cường các tổ hợp khí tài tác chiến điện tử EW trên các khu vực nhạy cảm, tuyến đầu chống khủng bố nhằm đảm bảo chắc chắn hệ thống pḥng không chiến trường của quân đội Syria có thể đánh bại mọi cuộc tập kích đường không của bất cứ thế lực nào.