VBF-Lịch sử chắc rồi lại tái diễn, nhưng lần này không phải là trên đất nước Việt Nam mà là ở Biển Đông. Đối với lo sợ an ninh của nước Mỹ th́ hiện nay phải ḱm hăm lại Bắc Hàn phát triển hỏa tiễn. Nhưng đổi lại muốn Trung Quốc làm vậy chắc chắn phải có thỏa thuận cho Trung nhảy vô Biển Đông tung hoành?
Hai anh siêu cường Hoa Kỳ, Trung Quốc sẽ trao đổi ǵ? Hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump và Chủ tịch nước CSTQ Tập Cận B́nh sẽ dẫn tới thỏa thuận ǵ, và sẽ văng miểng sang Việt Nam ra sao?
Trump sẽ hứa hẹn ǵ về Biển Đông, hay hứa hẹn ǵ về thương mại, để Tập Cận B́nh áp lực Bắc Hàn về vũ khí nguyên tử?
Báo The Star của Mă Lai ghi nhận rằng Đại sứ Mỹ tại Mă Lai Kamala Shirin Lakhdir tuyên bố rằng các tranh chấp biển ở Biển Đông sẽ phải giải quyết xuyên qua luật quốc tế đương hữu, khi bà tới thăm khu vực Sabah và giành cho báo The Star cuộc phỏng vân đặc biệt.
Vấn đề là, Đại sứ Mỹ là Đại sứ Mỹ, lời nói là để trấn an thôi... Chưa ai biết Tổng Thống Trump thực sự mưu tính ǵ, chỉ trừ những lời hăm dọa trừng phạt thương mại các quốc gia lạm dụng thương mại, trong đó Trump nhiều lần chỉ đích danh Trung Quôc.
Trong khi đó, Biển Đông vẫn chập chùng hung hiểm cho Việt Nam... Bản tin RFA kể rằng: Tàu lạ bắn tàu cá Việt Nam, một ngư dân tử vong...
Một ngư dân Việt Nam bị thiệt mạng khi chiếc tàu cá của người này và một số ngư phủ khác đánh bắt tại ngư trường Việt Nam bị tấn công.
Tin tức được loan đi vào ngày 4 tháng tư; theo đó vào ngày 11 tháng ba, chiếc tàu đánh cá mang biển số QNg 96677 bị một chiếc tàu bằng gỗ nổ súng tấn công làm cho ngư dân Trần Văn Định bị tử vong. Chiếc tàu này do ông Nguyễn Văn Mười sống tại đảo Lư Sơn, tỉnh Quảng Ngăi làm thuyền trưởng.
Truyền thông trong nước trích lời ông Mười nói rằng khi bị nổ súng tấn công, ông và các ngư dân khác cho tàu chạy về đảo Lư Sơn, nhưng trong cơn hoảng loạn nên không nh́n rơ chiến tàu tấn công là tàu của nước nào, ông cho rằng chiếc tàu đó là của cướp biển. Tin không nêu rơ vị trí chính xác của tàu QNg 96677 khi bị tấn công.
Trong khi đó, bản tin RFI cho rằng Trump vẫn mềm ḷng với Trung Quốc.
Bản tin RFI kể rằng trong cuộc gặp đầu tiên với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh ngày Thứ Năm 06/04/2017, ở Florida, ngoài hai hồ sơ Bắc Triều Tiên và thương mại, chắc chắn là tổng thống Donald Trump sẽ đề cập đến vấn đề Biển Đông, một điểm nóng có thể dẫn đến xung đột giữa hai cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới.
Biển Đông là một tuyến đường giao thương quan trọng đối với mậu dịch toàn cầu nói chung và mậu dịch của Mỹ nói riêng, cho nên Washington vẫn chủ trương là mọi tàu bè đều phải được tự do qua lại ở vùng biển này.
Nhưng trong những năm gần đây, Bắc Kinh đă đẩy mạnh xây dựng các đảo nhân tạo ở Biển Đông và quân sự hóa các đảo này, khiến Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Tế và Chiến Lược của Mỹ trong một báo cáo ra vào năm ngoái đă bày tỏ quan ngại rằng đến năm 2030, Biển Đông sẽ trở thành gần như là «ao nhà của Trung Quốc».
Vấn đề là, như nhận định của trang mạng Quartz, trong một bài viết đăng ngày 04/04/2017, trên vấn đề Biển Đông, thái độ của tổng thống Trump đối với Trung Quốc lại theo kiểu «giơ cao đánh khẽ», cũng giống như chính sách ngoại giao của ông nói chung.
RFI nhắc rằng vào tháng 12 năm ngoái, chính ông Trump đă tỏ cho thấy là Hoa Kỳ có thể sẽ không c̣n tuân thủ nguyên tắc «một nước Trung Quốc duy nhất», mà Đài Loan là một bộ phận không thể tách rời. Nhưng đến tháng 2 năm nay, sau khi lên cầm quyền, trong một cuộc điện đàm với chủ tịch Tập Cận B́nh, tân tổng thống Mỹ lại đồng ư với chính sách «một nước Trung Quốc duy nhất».
Viễn ảnh có vẻ bi quan cho VN... Bản tin RFI ghi nhận:
“Nay gần như đă hoàn tất các công tŕnh xây dựng cần thiết cho việc kiểm soát Biển Đông, Trung Quốc tập trung vào việc ban hành các quy định và luật lệ cũng theo hướng này. Vào tháng tới, Bắc Kinh dự trù sẽ ban hành lệnh cấm đánh cá không chỉ đối với ngư dân Trung Quốc, mà đối với cả ngư dân những nước khác. Trung Quốc cũng đang xem xét việc sửa đổi luật về «an toàn hàng hải», buộc các tàu ngầm của ngoại quốc khi vào vùng Biển Đông phải đi trên mặt nước và treo quốc kỳ. Cứ theo đà này th́ chẳng bao lâu nữa việc Trung Quốc kiểm soát toàn bộ Biển Đông sẽ là chuyện «b́nh thường»...”
Bản tin VOA phỏng vấn hai chuyên gia về Biển Đông cũng nêu quan ngại: khi Tập gặp Trump, Việt Nam có bị văng miểng hay không, và nếu có, nhiều hay ít?
Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh hôm 6/4 tại khu nghỉ dưỡng thuộc sở hữu cá nhân của ông Trump ở Mar-a-Lago, Florida.
Hai chuyên gia Lê Hồng Hiệp và Trần Công Trục nhận định rằng khung cảnh không đặt nặng các thủ tục ngoại giao chính thức và trịnh trọng cho thấy đó sẽ là cuộc gặp để làm quen, thiết lập mối quan hệ trong không khí thân mật.
Mặc dù vậy, ông Hiệp và ông Trục tiên liệu lănh đạo của hai cường quốc chủ chốt trên thế giới cũng sẽ vẫn bàn thảo một số vấn đề quan trọng có ảnh hưởng đến Việt Nam.
Từ Singapore, Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, nói lănh đạo Mỹ-Trung sẽ bàn 3 vấn đề chính là thâm hụt thương mại của Mỹ đối với Trung Quốc, thứ hai là chương tŕnh hạt nhân của Bắc Triều Tiên, và thứ ba là vấn đề Biển Đông.
Đồng ư về dự báo của ông Hiệp, từ Việt Nam, Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ, bổ sung thêm ông Trump và ông Tập c̣n có thể bàn thảo về nguyên tắc “một nước Trung Quốc”.
Chuyện Mỹ móc nối với TQ năm xưa được nhắc lại.
Bản tin VOA viết:
“Tiến sĩ Trần Công Trục nói không phải là không có cơ sở để Việt Nam lo ngại về một thỏa thuận ngầm nào đó giữa hai nước lớn.
Ông điểm lại các sự kiện lịch sử như - theo lời ông - năm 1974 Mỹ “để cho” Trung Quốc đánh chiếm phía tây quần đảo Hoàng Sa lúc đó thuộc Việt Nam Cộng ḥa, hay năm 2012 Hoa Kỳ không có động thái ǵ sau khi Trung Quốc giành lấy băi cạn Scarborough có tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines, một đồng minh của Mỹ. Từ đó ông nêu ư kiến:
“Đă có những hiện tượng đó, và chắc chắn đối với người Việt Nam chúng tôi th́ tôi nghĩ chắc rằng cũng đề pḥng đến khả năng có những sự thỏa thuận v́ cái lợi ích của họ. Những cái chuyện họ thỏa thuận là quyền của họ. Nhưng vấn đề là họ có làm được những điều đó không và ảnh hưởng lợi ích của các nước nhỏ trong khu vực này không, đặc biệt là Việt Nam”.
So sánh mức độ quan tâm của Mỹ đến hai vấn đề Bắc Triều Tiên và Biển Đông, Tiến sĩ Trục, người có kinh nghiệm 30 năm làm việc ở Ban Biên giới Chính phủ, đánh giá rằng Mỹ “lo lắng nhiều hơn” đến việc Bắc Triều Tiên phát triển chương tŕnh hạt nhân và tên lửa so với t́nh h́nh Biển Đông. Trong khi ngược lại, Trung Quốc lại xem trọng Biển Đông. Đó có thể là lư do để Mỹ và Trung Quốc “bắt tay nhau” phân chia ảnh hưởng về hai vấn đề này...”
Tuy nhiên, ngay cả khi căng thẳng kinh tế, Việt Nam cũng sẽ bị rung rinh...
Bản tin VOA viết:
“Trong trường hợp tổng thống Mỹ theo đuổi đường lối cứng rắn trong quan hệ thương mại với Trung Quốc, hai nhà nghiên cứu Trần Công Trục và Lê Hồng Hiệp cảnh báo điều này sẽ có ảnh hưởng tiềm tàng đến Việt Nam. Tiến sĩ Trục nói:
“Mỹ mà thực hiện cái mà ông Donald Trump tuyên bố, rơ ràng nó có thể có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của Trung Quốc. Đương nhiên với Trung Quốc là nước láng giềng sát với Việt Nam, với tất cả quan hệ kinh tế từ xưa đến nay, th́ rơ ràng là Trung Quốc mà có những ảnh hưởng th́ nó cũng có thể tác động đến Việt Nam. Với một nước như Trung Quốc, khi mà có khó khăn, có những khủng hoảng, th́ chắc chắn điều đó nó cũng lôi kéo cả t́nh h́nh kinh tế khu vực và thế giới chứ không phải chỉ riêng Trung Quốc”...”
Vậy là đường nào cũng lo ngại...
|
|