Giống như cây sen ở Việt Nam, cây Me cũng có tác dụng từ gốc đến ngon. Thế giới rất quý loài cây này, còn ở Việt Nam thì hầu như nơi nào cũng có.
Vì đơn giản đây là một cây thuốc quý, nhưng lại là loài cây dại ở Châu Á.
Loại cây có thân phận giản dị ở Việt Nam nhưng được thế giới tôn vinh
Me là loài cây bán dại, mọc phổ biến tại Việt Nam, vừa là thực phẩm bổ dưỡng vừa có giá trị cao về mặt dược liệu. Ở Trung Quốc và nhiều nước khác trên thế giới, cây me có một vị trí đặc biệt quan trọng, nằm trong danh sách bảo vệ của quốc gia nhờ những tác dụng tốt "từ gốc đến ngọn" mà nó mang lại.
Trong tài liệu về thảo dược, cây me (tên khoa học là Tamarindus indica) là một loại cây nhiệt đới, có nguồn gốc ở miền đông châu Phi, nay được trồng nhiều hơn ở châu Á, châu Mỹ Latinh, là một trong những cây dại có quả ngon mọc phổ biến nhất thế giới.
Tại Việt Nam, me được xem là loại trái cây dại ở Việt Nam, đa số cây được mọc tự nhiên hoặc trồng làm cảnh hay làm bóng mát ở các tuyến phố. Một số gia đình cũng trồng cây me để lấy lá nấu canh chua và đến mùa thu hoạch quả chế biến thành món ăn vặt.
Tác dụng chữa bệnh của me ít người biết
Không chỉ là món ăn vặt hấp dẫn, me còn có nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
1. Bổ sung dinh dưỡng
Cùi thịt quả me non rất chua, vì thế rất thích hợp dùng trong các món ăn chính, trong khi cùi thịt quả chín lại có vị ngọt hơn, có thể sử dụng như là một loại đồ tráng miệng, làm đồ uống, đồ điểm tâm.
Cùi thịt quả rất giàu đường, axit acetic, axit tartaric, axit formic, axit citric và các thành phần khác, được xem là gia vị chủ yếu trong ngành công nghiệp thực phẩm được sử dụng cho đồ uống, mứt và các sản phẩm khác.
2. Hỗ trợ tiêu hóa
Bột trái me chín có tác dụng trong điều trị nôn mửa, đầy hơi và khó tiêu. Người ta có thể pha bột me trong nước để uống, có tác dụng chữa chứng mất cảm giác ngon miệng và kén ăn.
Những người bị khô miệng, dễ bị kích ứng, dùng me sắc thành nước uống, thêm đường để làm thành món đồ uống ngọt ngào. Người bị táo bón có thể nấu me thành nước để uống thay nước.
3. Giúp ngăn ngừa táo bón
Quả me là một trong những nguồn chất xơ cao nhất trong các loại trái cây. Chất xơ trong quả me nói riêng có tác dụng điều hòa nhu động ruột và được coi như một loại thuốc nhuận tràng tự nhiên, vừa hiệu quả vừa không gây tác dụng phụ. Vì vậy, ăn me có thể giúp cơ thể bạn ngăn ngừa táo bón.
4. Giúp kiểm soát huyết áp
Thành phần kali trong quả me cao gấp hai lần trong chuối nên có tác dụng kiểm soát huyết áp tốt không kém gì chuối. Ngoài ra, me cũng giúp ổn định huyết áp bằng cách kiểm soát các tác động của natri trong cơ thể, tránh để tình trạng lượng natri tăng cao làm cho huyết áp tăng.
5. Ngăn chặn bệnh thiếu máu
Với hàm lượng sắt phong phú, quả me sẽ giúp bạn tránh được tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Vì vậy, đây cũng là loại trái cây rất tốt cho phụ nữ mang thai.
6. Cung cấp năng lượng mà không gây béo
Nếu bạn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, uể oải, hãy thử dùng một ít quả me có vị ngọt. Thành phần của me bao gồm chất riboflavin sẽ giúp chuyển hóa carbohydrate trong cơ thể thành năng lượng. Bởi vậy, khi ăn me, bạn không cần nạp thêm tinh bột mà vẫn có năng lượng cho các hoạt động của mình.
7. Giúp răng và lợi khỏe mạnh
Cơ thể nếu thiếu hụt vitamin C sẽ dễ xảy ra tình trạng răng lung lay và nướu răng chảy máu. Ăn me có thể bổ sung đủ lượng vitamin C mà bạn cần mỗi ngày.
8. Tăng cường hệ thống miễn dịch
Trong số các loại trái cây, me chứa rất nhiều protein. Protein trong quả me giúp sản xuất kháng thể để chống lại virus, vi khuẩn gây bệnh khi chúng xâm nhập vào cơ thể.
Một số bài thuốc quý từ quả me trị những bệnh thường gặp:
- Trị rôm sảy, mẩn ngứa, viêm da: Khi bị rôm sảy, mẩn ngứa, dùng một nắm lá me, rửa sạch nấu nước tắm hàng ngày.
- Lợi tiểu: Dùng 10 – 20g lá me sắc lấy nước uống. Có thể thêm râu ngô, mã đề sắc cùng lấy nước uống nhiều lần trong ngày.
- Khử trùng: Nước súc miệng chế xuất từ trái me giúp ngừa đau rát cuống họng. Đắp thịt me lên vết thương bị viêm tấy sẽ có kết quả tốt. Nước sắc từ quả me tươi có thể giúp khử trùng đường ruột.
- Trị chứng hay chảy máu chân răng: Dùng 3 – 5g thịt quả me chín pha với một chén nước ấm uống trong ngày, vào buổi sáng sau bữa ăn. Hoặc 20g quả me xanh, nạo bỏ vỏ, đun với hai bát nước còn một bát, chia uống hai lần trong ngày, khi uống có thể cho thêm đường hoặc mật ong theo khẩu vị. Uống từ 5 – 7 ngày.
- Giải nhiệt: Dùng 20g thịt quả me chín pha với 200ml nước, có thể thêm đường, khuấy đều, uống hàng ngày.
- Chữa sốt do nắng nóng: Dùng 15g quả me xanh nạo bỏ vỏ, đem đun khoảng 1 bát nước, khi sôi dầm nát quả me, sau đó bỏ vỏ và hạt, chắt lấy nước, khi uống pha thêm mật ong.