VBF-Với việc Hải quân Nhật Bản triển khai hàng loạt các chiến hạm và sắp đi qua biển đông th́ TQ đă ngay lập tức đă có những phát ngôn đáp trả. Theo đó họ đă gửi thông điệp cứng rắn tới Nhật cụ thể bằng hành động đáp trả mạnh mẽ. Và không quên nhắc tới những tranh chấp trước đây giữa 2 nước.Hôm thứ Năm, Trung Quốc thề sẽ phản ứng mạnh nếu Nhật Bản cố t́nh gây rắc rối ở Biển Đông, sau khi Reuters đưa tin về kế hoạch của Nhật đưa chiến hạm lớn nhất tới vùng biển tranh chấp.
Các nguồn tin cho Reuters hay hàng không mẫu hạm trực thăng Izumo, mới được trang bị cho Lực lượng Pḥng vệ Biển Nhật Bản cách đây hai năm, sẽ dừng tại Singapore, Indonesia, Philippines và Sri Lanka trước khi tham gia cuộc tập trận hải quân chung Malabar với các tàu hải quân Ấn Độ và Mỹ ở Ấn Độ Dương vào tháng 7.
Chuyến đi được xem là cuộc biểu dương lực lượng hải quân lớn nhất của Nhật Bản trong khu vực kể từ Đệ nhị thế Chiến.
Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói: “Nếu Nhật vẫn tiếp tục hành động sai trái và thậm chí nghĩ đến chuyện can thiệp quân sự, đe doạ chủ quyền và an ninh của Trung Quốc... th́ Trung Quốc chắc chắn sẽ có những biện pháp đáp trả mạnh”.
Hôm thứ Ba, Trung Quốc nói nước này đang chờ tuyên bố chính thức giải thích lư do tại sao Nhật có ư định đưa tàu chiến tham gia chuyến đi ngang qua Biển Đông. Bắc Kinh nói họ hy vọng Nhật Bản sẽ tỏ ra có trách nhiệm trong việc này.
Hôm thứ Năm, bà Hoa không cho biết liệu Trung Quốc đă được xác nhận về kế hoạch của Nhật Bản hay chưa, nhưng bà nói vấn đề Biển Đông không có liên quan ǵ tới Nhật Bản. Người phát ngôn của Trung Quốc nói Nhật nên “suy gẫm kỹ” về cuộc xâm lăng tệ hại của họ đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong quá khứ.
Trong Thế chiến thứ Hai, Nhật Bản kiểm soát các quần đảo này cho tới khi đầu hàng vào năm 1945.
Việc tuyên bố chủ quyền hầu như toàn bộ các vùng biển tranh chấp và sự hiện diện quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc đă gây ra mối quan ngại ở Nhật Bản và phương Tây. Hoa Kỳ thường xuyên tổ chức các cuộc tuần tra trên biển và trên không trong khu vực nhằm khẳng định tự do hàng hải.
Đài Loan, Malaysia, Việt Nam, Philippines và Brunei đều tuyên bố chủ quyền tại vùng biển có giàu trữ lượng cá, dầu mỏ và khí đốt, nơi có lưu lượng thương mại hàng hải toàn cầu thông qua hàng năm lên đến khoảng 5 ngh́n tỷ đôla.
Nhật Bản không tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, nhưng có tranh chấp lănh hải với Trung Quốc ở Biển Hoa Đông.
Trung Quốc cho rằng tranh chấp nên được giải quyết mà không có sự can thiệp từ các bên không liên quan.
Kể từ năm 2010, Bắc Kinh đă thảo luận với 10 thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), đồng ư thiết lập một bộ quy tắc nhằm tránh xung đột ở Biển Đông.
Phát biểu tại cuộc họp báo vào cuối buổi họp thường niên của Quốc hội Trung Quốc hôm thứ Tư, Thủ tướng Trung Quốc Lư Khắc Cường nói Trung Quốc hy vọng sẽ thúc đẩy các cuộc đàm phán về bộ quy tắc ứng xử nhằm duy tŕ sự ổn định.
|