Sóng gió chính trường th́ ở đâu cũng có, từ các nước châu Á, đến tận châu Âu. Đỉnh điểm là sóng gió xảy ra giữa Hà Lan và Thổ Nhĩ Kỳ. Thổ Nhỹ Ḱ ước mong vào EU bao năm nay mà không được, bất đồng với Hà Lan th́ càng ngày càng căng.
Người Thổ Nhĩ Kỳ biểu t́nh trước Lănh sự quán Hà Lan ở Istanbul
Không chỉ riêng với Hà Lan mà c̣n với cả nhiều thành viên khác của EU như Đức, Pháp, Thuỵ Điển, Áo, Đan Mạch.... và cả với Thuỵ Sỹ không tham gia EU, Thổ Nhĩ Kỳ cũng có chuyện tương tự là chính khách và thành viên chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành những hoạt động tranh cử cho cuộc trưng cầu dân ư vào ngày 16.4 tới ở Thổ Nhĩ Kỳ về sửa đổi hiến pháp theo hướng chuyển thể chế nhà nước từ thủ tướng thực quyền sang cho tổng thống thực quyền, trong thực chất nhằm trao quyền hành tuyệt đối cho đương kim tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. Có nước cho phép phía Thổ Nhĩ Kỳ vận động tranh cử trước công dân Thổ Nhĩ Kỳ ở châu Âu, có nước hạn chế và từ chối bằng lư do kỹ thuật. Chỉ có Hà Lan là hoàn toàn cấm.
V́ thế mới có chuyện chuyên cơ của bộ trưởng ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ không được phép hạ cánh xuống sân bay ở Hà Lan và bộ trưởng phụ trách các vấn đề gia đ́nh của Thổ Nhĩ Kỳ đi đường bộ từ Đức sang Hà Lan không được vào Tổng lănh sự quán Thổ Nhĩ Kỳ ở thành phố Rotterdam và bị áp tải dẫn đưa trở lại về Đức. Hai bên không chỉ khẩu chiến nhau quyết liệt mà c̣n ăn miếng trả miếng với nhau về ngoại giao. Hết doạ nhau lại đến răn đe, hết phong toả cơ quan đại diện ngoại giao lại đến trấn át người biểu t́nh phản đối. Hai bên chủ ư leo thang căng thẳng và đối đầu chứ không nhượng bộ và t́m cách hoà dịu. Trong khoảng thời gian rất ngắn, cặp quan hệ song phương này đă xấu đi nghiêm trọng cả trong thực chất lẫn danh nghĩa.
Nguyên nhân là cuộc trưng cầu dân ư ở Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 16.4 tới và cuộc bầu cử quốc hội ở Hà Lan vào ngày 15.3 này. Ông Erdogan cần lá phiếu của hàng triệu cử tri là người Thổ Nhĩ Kỳ ở nước ngoài để chắc chắn thắng cử chứ không tính đến để thắng lớn. Hiện tại chưa có ǵ đảm bảo là ông Erdogan sẽ giành được đa số trong cuộc trưng cầu dân ư này. V́ thế, cộng sự của ông Erdogan mới phải đổ xô đi vận động tranh cử ở châu Âu. Suy tính của ông Erdogan là nếu chính phủ các nước châu Âu để cho phía Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành vận động tranh cử th́ sẽ cải thiện được cơ hội chiến thắng, c̣n nếu bị cự tuyệt như hiện tại ở Hà Lan th́ sẽ đổ lỗi cho các nước Phương Tây này kỳ thị và thù địch với Thổ Nhĩ Kỳ và Đạo Hồi, gây dựng h́nh ảnh về tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan kiên cường bảo vệ Thổ Nhĩ Kỳ và Đạo Hồi trước sự thù địch của Phương Tây. Cho nên chính phủ các nước châu Âu hành xử kiểu ǵ th́ ông Erdogan vẫn đều được lợi và một khi đă căng thẳng với các nước này th́ càng căng thẳng, ông Erdogan càng được lợi.
Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte ở lần tổng tuyển cử này bị thách thức thực sự về quyền lực bởi thủ lĩnh cánh cực hữu và dân tộc chủ nghĩa cực đoan ở Hà Lan Geert Wilders. Khả năng ông Rutte bị mất quyền về tay ông Wilders ở lần bầu cử quốc hội này hiện đang rất lớn. Cho nên ông Rutte có nhu cầu chứng tỏ là nhà lănh đạo bản lĩnh và quyết đoán, cứng rắn và mạnh mẽ. Yêu cầu của phía Thổ Nhĩ Kỳ được tiến hành vận động tranh cử ở Hà Lan là cơ hội vô cùng thuận lợi để ông Rutte thể hiện và đă được ông Rutte nhanh chóng tận lợi triệt để. Cho nên phía Thổ Nhĩ Kỳ càng làm găng và sử dụng những ngôn từ càng thái quá th́ ông Rutte càng dễ ứng xử và dễ vận hành vụ việc diễn biến theo chiều hướng có lợi nhất cho ḿnh.
Ông Wilders cũng được lợi nhiều từ cuộc đụng độ giữa chính phủ hai nước mà gần như không phải làm ǵ. Ông Rutte thắng ông Erdogan th́ ông Wilders coi đấy là sự xác nhận tính đúng đắn của những quan điểm chính sách của ḿnh. C̣n nếu ông Rutte thua ông Erdogan th́ ông Wilders sẽ dân tuư hoá điều ấy theo hướng là chỉ ḿnh mới có khả năng bảo vệ Hà Lan trước những mưu tính của Thổ Nhĩ Kỳ.
Cả ba đều v́ mưu tính quyền lực trước mắt mà bất chấp tất cả.