Vietbf.com - Một điều lạ trong đất nước xă hội chủ nghĩa, mà ai cũng phải thắc mắc, lại không có câu trả lời đích đáng, đó là những di tích lịch sử lâu đời trên đất nước xă hội chủ nghĩa, mà người dân muốn bảo tồn lại cho con cháu sau này, nhưng chính quyền lại tự ư phá bỏ, khiến những di tích lịch sử bị quét sạch như một đống gạch vụn, lại không một tiếng hỏi ư người dân.
Thương Xá Tax trước đây .
Báo USA Today cho hay, mặc dù có nhiều đơn khởi kiện của những nhóm bảo tồn di tích lịch sử, nhưng Thương Xá Tax vẫn bị phá trong vài tháng gần đây và thay thế ṭa nhà này là một dự án cao ốc 43 tầng được kết nối với hệ thống tàu điện ngầm lần đầu tiên được xây ở Sài G̣n.
Thương Xá Tax, xây vào năm 1924, là một trong những ṭa nhà lâu năm trong ṿng 20 năm nay bị san bằng và bị thay đổi khác trước, theo một nhóm nghiên cứu Pháp-Việt ghi nhận.
Những nhà bảo tồn di tích cho biết, phía nhà đầu tư và chính quyền muốn làm thành phố trông văn minh hơn và không đếm xỉa đến việc giữ ǵn những di tích xưa. Ngoài ra, họ cũng cảnh báo rằng, việc san bằng những ṭa nhà lâu năm sẽ làm mất “sức sống” của thành phố và thu hút ít du khách hơn dẫn đến việc kinh tế đi xuống, một điều trái ngược với những ǵ chính quyền mong gặt hái được qua chiến dịch này.
“V́ càng có nhiều người rơi vào lối sống thực dụng nên việc khuyến khích mọi người giữ những di tích lịch sử sẽ khó khăn hơn.’ Kiến trúc sư Trần Hữu Khoa, 27 tuổi, người đứng đầu việc đấu tranh giữ ǵn Thương Xá Tax, cho biết. “Nhưng tôi lạc quan rằng, phong trào cải cách xă hội đang phát triển mạnh tại Việt Nam.”
Ông Khoa là người thành lập Đài Quan Sát Di Sản Sài G̣n (Saigon Heritage Observatory) thành lập vào đầu Tháng Giêng, một nhóm tập hợp những ai có mong muốn bảo tồn di tích Sài G̣n. Những thông tin tại đây được gom lại và đưa đến chính quyền, các tổ chức dân sự và những cơ sở liên quan.
Trang facebook của Đài Quan Sát Di Sản Sài G̣n (Saigon Heritage Observatory). (H́nh: NV)
Ngoài ra các nhà nghiên cứu, sử gia và những người liên quan trong việc bảo tồn kiến trúc lâu năm, tất cả nhận định rằng một bản tóm tắt chi tiết là bước khởi đầu quan trọng trong việc kêu gọi và thuyết phục mọi người về những giá trị của những kiến trúc lâu đời này.
“Chúng ta không thể bảo tồn những di tích này nếu chúng ta không biết chúng ở đâu,” ông Daniel Caune, một người phát triển phần mềm cho trang mạng Đài Quan Sát Di Sản Sài G̣n và làm việc tại Việt Nam trong bảy năm qua, cho biết. Hiện nay, trang web có khoảng 130,000 ảnh và chú thích h́nh được trang này lưu trữ.
Ngoài ra, ông Caune đang trong quá tŕnh tạo một phần mềm điện thoại (iPhone app) khuyến khích du khách chụp lại những h́nh ảnh tại những di tích họ đến thăm, cùng lúc đưa thông tin và dùng vị trí của họ để ghi nhận lại vị trí của di tích ấy.
Hiện nay, ông Caune dựa vào mạng xă hội Facebook như “Saigon Chợ Lớn: Then & Now” với khoảng 5,500 thành viên để ghi nhận những h́nh ảnh trước và này của những di tích tại Sài G̣n. Ông Caune và ông Tim Doling, một sử gia người Anh kiêm người sáng lập trang Facebook trên, nhận định rằng thế hệ người Việt trẻ sẽ là những người đi đầu trong việc bảo tồn những di tích này.
Ông Kevin Đoàn, một kiến trúc sư tại Sài G̣n và là người đứng ra tổ chức sự kiện cho Đài Quan Sát Di Sản Sài G̣n cho biết, thức ăn và nơi ở là những thứ người dân quan tâm sau khi chiến tranh kết thúc. “Nay kính tế đang phát triển và những người từ những thế hệ trước hiện có điều kiện kinh tế, nên họ muốn ‘nâng cấp’ qua việc xây nhà lớn hơn.”
“Nhưng hiện nay, càng có nhiều người trẻ tuổi tham gia những nhóm đấu tranh bảo tồn di tích lịch sử,” ông Kevin cho biết.
Ông Caune hi vọng rằng trang web do ông lập ra sẽ trở thành một danh mục đầy đủ thông tin về những di tích và những ṭa nhà lâu đời, bất chấp những kiến trúc này có bị san bằng trong tương lai hay không.
Ông Mark Bower, người điều hành trang web Rustycompass và từng có những bài viết về chuyên sâu về ngành du lịch Việt Nam, cho biết, “Đây không chỉ là vấn đề văn hóa, mà c̣n là vấn đề kính tế.”
“Những hành động liều lĩnh của trong việc san bằng những di tích và kiến trúc lâu đời sẽ làm thiệt hại nền du lịch của Sài G̣n. Tệ hơn hết, là điều này lấy đi ‘sức sống’ của thành phố, và lâu dài sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế. Việt Nam sẽ mất điểm mạnh của ḿnh trước du khách nước ngoài,” ông Bower nói.
Trong khi đó, một dự luật về xây dựng từ Hội Đồng Nhân Dân Thành Phố Sài G̣n sẽ đưa ra những luật về việc phá dỡ những nơi mang tính chất lịch sử và giá trị văn hóa tại những khu biệt thự tư nhân và phải nhận được sự đồng ư từ chính quyền.
Ngoài Thương Xá Tax, nhà thờ Thủ Thiêm, nhà thờ lâu đời nhất tại Sài G̣n được xây vào năm 1875, cũng đang nằm trong dự tính sang bằng cho một dự án trị giá $1.2 tỷ.
V́ đề nghị giữ nguyên Thương Xá Tắc nhận được 3,500 chữ kư và nhiều chú ư từ dư luận, phía đầu tư hứa rằng sẽ giữ một số nét tiêu biểu của ṭa nhà, như gạch mosaic và những kiến trúc cần bảo tồn, và thêm một số chi tiết cho mặt tiền của dự án cao ốc sắp tới.
(NV)