Trên thế giới, có lẽ Trung Quốc là một quốc gia thân nhất với Triều Tiên. Quan hệ giữa hai nước thuộc phe Xă hội chủ nghĩa được h́nh thành từ mấy chục năm nay. Triều Tiên kinh tế phụ thuộc gần như hoàn toàn vào Trung Quốc. Bởi vậy Tổng thống Donald Trump đă có lần trách Trung Quốc chưa kiên quyết trong vẫn đề hạt nhân của Triều Tiên. Phải chăng đây là thời điểm Bắc Kinh xem xét lại lập trường của ḿnh đối với “người bạn lâu năm” B́nh Nhưỡng?
Theo hăng tin Bloomberg, đồng minh lâu năm của Trung Quốc, CHDCND Triều Tiên đă trở thành một mối đe dọa khẩn cấp đến ổn định khu vực – một trong những mối ưu tiên hàng đầu của Chủ tịch Tập Cận B́nh. Sau một loạt các vụ thử tên lửa của B́nh Nhưỡng, quân đội Nhật Bản hiện nay đang được đặt trong t́nh trạng cảnh báo ở mức cao nhất. Những thiết bị đầu tiên của hệ thống pḥng thủ tên lửa tầm cao THAAD của Mỹ đă “cập bến” Hàn Quốc; và bất chấp sự phản đối dữ dội từ phía Trung Quốc, hệ thống này sẽ có thể vận hành vào tháng sau. Trong lúc đó, mối quan hệ giữa Triều Tiên và Malaysia cũng đang ngày càng gia tăng căng thẳng kể từ sau vụ ám sát công dân Triều Tiên được cho là anh trai của nhà lănh đạo Kim Jong Un.
Mặc dù Trung Quốc đă ngừng nhập khẩu than từ Triều Tiên trong năm nay; nhưng những hệ quả của động thái này hiện vẫn chưa thực sự rơ ràng. Ngoài ra, theo một báo cáo gần đây của Liên Hợp Quốc, phía Triều Tiên vẫn tiếp tục sử dụng các nhà môi giới người Trung Quốc để gây quỹ cho chương tŕnh tên lửa và hạt nhân của ḿnh.
Hôm thứ Tư (08/3), Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đă có đề xuất dành cho cả Triều Tiên và Mỹ; theo đó, B́nh Nhưỡng sẽ dừng các vụ thử tên lửa và hạt nhân; c̣n Mỹ sẽ ngưng các cuộc tập trận chung với Hàn Quốc. Đây là những vấn đề từng được nêu ra trước đây, và hiện tại dường như cũng không có nhiều cơ hội để thành hiện thực.
Bloomberg cho rằng, Trung Quốc có lư do để không muốn đẩy mọi việc đi xa hơn, và khiến chính quyền Kim Jong Un bất ổn. Đại lục có thể sẽ phải hứng chịu hậu quả từ những người tị nạn Triều Tiên, cũng như viễn cảnh khó tiên đoán về hai miền Triều Tiên (cùng cả sự hiện diện của quân đội Mỹ) dọc theo biên giới nước ḿnh. Bắc Kinh không sai khi cho rằng, Mỹ cần phải ngồi xuống và thương lượng với Triều Tiên, ngay cả khi các cuộc đàm phán không dẫn đến giải trừ hạt nhân. Khả năng B́nh Nhưỡng triển khai thành công hệ thống tên lửa đạn đạo với tầm bắn vươn đến Mỹ trong một vài năm tới, là điều không thể loại trừ. V́ vậy, bất kỳ động thái thương lượng nào có thể làm gián đoạn quá tŕnh này, đều đáng được thử.
Chủ tịch Tập Cần B́nh sẽ "cân nhắc" lại thái độ của Bắc Kinh đối với B́nh Nhưỡng?
Cách tốt nhất để Bắc Kinh sử dụng các nguồn lực của ḿnh, là đưa B́nh Nhưỡng đến bàn đàm phán. Quá tŕnh này có thể bắt đầu bằng cách ủng hộ những nỗ lực của Liên hợp quốc (LHQ) nhằm chấm dứt căng thẳng giữa Triều Tiên và Malaysia. Sau đó, Trung Quốc có thể gửi đến Kim Jong Un một thông điệp, bằng cách
hợp tác với các điều ra viên của Mỹ và LHQ nhắm tới các ngân hàng và công ty tại Đại lục hiện đang bị t́nh nghi bơm tiền mặt và công nghệ vũ khí cho Triều Tiên. Cùng lúc đó, Bắc Kinh có thể “lẳng lặng” thương lượng với Mỹ về thời điểm và biện pháp tiến hành các cuộc đàm phán với B́nh Nhưỡng, cũng như cần làm ǵ trong trường hợp, mọi việc không diễn ra thuận lợi.
Tất cả những dự định trên đều không hề dễ dàng thực hiện. Đáng chú ư, Trung Quốc nên giữ một cái đầu tỉnh táo, và không nên lặp lại việc gây ảnh hưởng đến Hàn Quốc bằng những tác động tiêu cực vào hiệp định thương mại tự do song phương giữa hai nước. Bài phát biểu thể hiện lập trường ủng hộ thương mại tự do và toàn cầu hóa, của Chủ tịch Tập Cận B́nh tại Diễn đàn kinh tế Thế giới năm nay từng nhận được phản hồi tích cực từ các nhà lănh đạo châu Á, đặc biệt giữa thời điểm chủ nghĩa dân túy đang ngày càng lan rộng tại phương Tây. Đây có lẽ là sự ủng hộ mà Trung Quốc tuyệt đối không thể bỏ qua.