VBF-Ai cũng biết nhưng chẳng ai dám nói thẳng ra với "bề trên". Từ người "phản quốc" giờ đây bỗng chốc trở thành "khúc ruột nối dài". Bài viết dưới đây chưa tả hết chỉ là một thoáng rồi sẽ c̣n tiếp.
Nói "khó khăn quê nhà" người đọc sẽ không hiểu, nói thế tổng quát mông lung quá: đời sống khó khăn? Thời tiết cay nghiệt? Băo lũ quanh năm, ô nhiễm môi trường? Đau không bệnh viện? Chết bó chiếu chôn? Ôi kể mấy cho hết nỗi khổ, khổ tức khó khăn.
Cây đa đầu làng (Trần Công Nhung/ Viễn Đông)
Khó khăn người viết muốn nói ở đây là khó khăn cá nhân, trong phạm vi hẹp. Nhiều năm trước tôi có kể chuyện "ngộ độc,"(1) do nặng ḷng với quê cha đất tổ mà mỗi năm tôi thường đi về, chẳng phải để kinh doanh hay du hí, làm ǵ có tiền để ở khách sạn sang, ăn món ngon nhà hàng.
"Khúc ruột nối dài" về quê (Trần Công Nhung/ Viễn Đông)
Mang tiếng là người Mỹ gốc Việt mà trông tôi lúc nào cũng như anh công nhân. Tôi chỉ có mỗi ước vọng là đi t́m giáp mặt tên tuổi mọi miền quê hương mà nhà trường, sách vở đă gieo trong tôi từ thời thơ ấu. Những h́nh ảnh trong ca dao, trong câu hát ru em đă vẽ ra trong tôi những khung trời huyền ảo thơ mộng:
Trên trời có đám mây xanh
Giữa đám mây trắng chung quanh mây vàng
Ước ǵ anh lấy được nàng
Để anh mua gạch Bát Tràng về xây
Xây dọc rồi lại xây ngang
Xây hồ vọng nguyệt cho nàng rửa chân.
Tôi đă ru em câu hát trên mỗi ngày từ thuở lên năm. Gạch Bát Tràng chắc quí lắm, Bát Tràng ở đâu, ước ǵ ḿnh được đến đấy xem cho biết. Lớn lên một chút tôi có dịp lần ṃ vào kho tàng Tự Lực Văn Đoàn, dần dà tôi bị cuốn hút vào thế giới lăng mạn mộng mơ của Khái Hưng, Nhất linh, Hoàng Đạo... H́nh ảnh chùa Long Giáng với chú tiểu Lan, con sông Yến vào chùa Hương, hang Cắc Cớ chùa Thầy.
Bao nhiêu ước mơ ấy sụp đổ ngay sau ngày 30 tháng Tư...
Chuyện của cả một dân tộc chẳng phải riêng ḿnh. Hàng trăm, hàng vạn, hàng triệu người như bị lũ cuốn trôi đi nhiều ngả: Ra biển cả, lên rừng sâu, vào lao tù... lúc ấy sống chết có đó mất đó trong nháy mắt, không ai biết nguyên do...
Luyện kỷ năng can đảm (Trần Công Nhung/ Viễn Đông)
Rồi mấy mươi năm qua, không nói mà ai cũng đă tỏ tường "v́ ai nên nỗi." Chung qui là do nhân duyên nghiệp chướng mà ra. Thế nên có người sau thời gian tù tội đọa đày, lại gặp hội "rồng mây" về "Tây Trúc." Từ "nợ máu," "phản quốc," bỗng chốc thành "khúc ruột nối dài" khi không c̣n mang căn cước VN. Phận tôi cũng trôi lăn trong "đoạn đường chiến binh" ấy, cho đến một ngày... tôi trở thành công dân Mỹ, tôi thong dong trở lại quê nhà, tôi rong ruổi đi t́m những khung trời thơ mộng nơi quê hương mà tôi ấp ủ mấy mươi năm qua.
Điều hơi lạ: khi c̣n là người Việt thuần túy, ḿnh ở tại xứ ḿnh mà lúc nào cũng lo lắng. Cḥm xóm nh́n nhau với ánh mắt dè chừng, t́nh thân trước 75 như phai nhạt hờ hững. Ra đường cứ phải nh́n trước ngó sau, xem có chú công an nào không, nhất là công an khu vực. Sau mấy mươi năm làm "người ngoại quốc" trở về th́ gặp ai cũng niềm nở vui vẻ. Lại nhớ mấy chữ "khúc ruột nối dài," quả không sai. Ai mà không thương khúc ruột của ḿnh!
Sống với lũ (Trần Công Nhung/ Viễn Đông)
Theo tục ngữ "Thương nhau lắm cắn nhau đau," thế là Việt kiều mọi thứ cứ phải trả giá gấp đôi hoặc gấp rưỡi người trong nước. Đó là chưa nói những rắc rối khi về các địa phương: đăng kư tạm trú, gia hạn Visa... gặp nhiều khó khăn do thủ tục "đầu tiên." Ở Việt Nam mọi chuyện muốn trót lọt là tùy lúc đầu ("đầu tiên") nặng hay nhẹ, vui hay buồn. Mà thủ tục này, ngay lúc xuống máy bay là đă lo chuẩn bị rồi...
Trần Công Nhung (2016)
(c̣n tiếp)