Tổ chức Al-Qaeda và Nhà nươc Hồi giáo tự xưng đă Làm vương làm tướng trong những năm qua ở Trung Đông. Chúng đă phá hoại không biết bao nhiêu những di tích lịch sử có giá trị. Kho chuyện cổ tích nơi đây đă thu hút hầu hết các em nhỏ trên thế giới. Tại Iraq sau khi IS rút đi đă phát hiện ra cung điện 2.600 tuổi ẩn dưới lăng mộ nhà tiên tri
Các nhà khảo cổ xác minh thiệt hại ở khu vực phía đông thành phố Mousl, Iraq sau khi phiến quân IS rút chạy th́ bất ngờ phát hiện ra cung điện 2.600 tuổi nằm dưới đống đổ nát của lăng mộ nhà tiên tri nổi tiếng Jonah.
Cung điện 2.600 năm tuổi với những cổ vật giá trị mới được phát hiện ở Iraq.
Theo Daily Mail, Các nhà khảo cổ Iraq đánh giá đây là một phát hiện quan trọng, chưa từng được con người biết đến.
Cung điện cổ được phát hiện bên dưới đống đổ nát của đền Nebi Yunus, khi các nhà khảo cổ học Iraq đang đánh giá lại thiệt hại. Đây là nơi nhà tiên tri Jonah nổi tiếng trong thế giới Hồi giáo, yên nghỉ ở đông Mosul, Iraq.
Binh sĩ Iraq kiểm tra khu đường hầm dẫn vào cung điện.
Đền Nebi Yunus bị phiến quân Hồi giáo IS phá hủy vào tháng 7.2014, khi các tay súng khủng bố chiếm đóng thành phố Mosul.
Sau những tuần đầu tiên chiếm đóng Mosul và đa số khu vực có đông người Hồi giáo ḍng Sunni sinh sống ở Iraq, phiến quân IS đă cài thuốc nổ và phá hủy ngôi đền.
Cung điện nằm bên dưới khu lăng mộ nhà tiên tri Jonah, nơi bị IS phá hủy năm 2014.
IS tin rằng, ngôi đền thờ nhà tiên tri Jonah và khu lăng mộ tồn tại trái với lời dạy của đạo Hồi.
Theo các nhà khảo cổ Iraq, hệ thống đường hầm do IS xây dựng, dẫn vào cung điện rất thô sơ, có thể bị đổ sập bất cứ lúc nào.
Binh sĩ Iraq canh gác bên ngoài cung điện.
Từ xa xưa, nhiều tin đồn cho rằng lăng mộ của nhà tiên tri Jonah dẫn tới một cung điện cổ. Các nhà khảo cổ đă tiến hành khai quật từ những năm 1852, dưới thời chính quyền Ottoman, nhưng không t́m thấy dấu vết nào. Những năm 1950, hoạt động khảo cổ được chính quyền Iraq tái khởi động nhưng không khả quan hơn.
Chỉ đến khi phiến quân IS đào đường hầm, cung điện cổ 2.600 năm này mới dần lộ diện. Đây cũng là lần đầu tiên người ta phát hiện ra phiến quân IS đào hầm sâu dưới khu di tích để t́m kiếm cổ vật.
Những lối vào thô sơ được IS đào bới để t́m kiếm cổ vật.
Một trong những đường hầm dẫn các nhà khảo cổ đến một bản khắc bằng đá cẩm thạch của vua Esarhaddon, được cho là có từ thời đế chế Assyria, vào năm 672. Cung điện này được mở rộng và cải tạo dưới thời vua Esarhaddon.
Ở một đường hầm khác, các nhà khảo cổ Iraq phát hiện h́nh ảnh nữ thần Assyrian khắc trên đá, đang ban phát “suối nguồn sự sống" để bảo vệ nhân loại.
Các nhà khảo cổ cho rằng những tàn tích c̣n sót lại vẫn rất quan trọng đối với ngành khảo cổ Iraq.
Giáo sư Eleanor Robson, người đứng đầu viện Anh quốc, chuyên nghiên cứu Iraq nói: “Tôi chưa bao giờ chứng kiến điều ǵ như những tảng đá cỡ lớn này. Có cả một kho tàng lịch sử ở dưới đó, về thời đại mà đế chế Assyria hưng thịnh nhất”.
Nhà khảo cổ Layla Salih, người chịu trách nhiệm về di tích khảo cổ của tỉnh Nineveh, Iraq nhận định: “IS đă cướp bóc hàng trăm cổ vật ở cung điện cổ trước khi khu vực này được lực lượng quân đội Iraq giải phóng”.
Nhiều cổ vật được cho là đă bị phiến quân IS cướp bóc, đem bán chợ đen.
“Tôi không thể tưởng tượng được những ǵ mà IS đă lấy đi, nhưng chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu những ǵ c̣n lại và cập nhật thêm vào kho dữ liệu về thời kỳ này”, bà Salih nói.