Nói đến vua chúa thì nghĩ ngay đến họ chỉ ăn cao lương mỹ vị. Nhưng thực ra không phải lúc nào cũng vậy. Có rất nhiều món ăn bình dân được vua chúa Việt đặc biệt thích thú hơn hẳn.
Đặc biệt nhờ loại giò chả ngon có tiếng này mà một người dân làng Chèm còn được vào kinh làm giò tiến vua và được phong tước vị.
Gỏi cá rau rừng Nam Ô: Đây chính là món gỏi cá Nam Ô dân dã nổi tiếng của Đà Nẵng. Gỏi cá rau rừng là món ăn chinh phục vua cuối triều Nguyễn.
Lịch sử ghi chép ông vua này đã rất thích thú khi được tự mình gói cá cùng với một số rau rừng và chấm với một thứ nước chấm đặc biệt rồi nhâm nhi thưởng thức.
Mắm tép Hà Yên: Đây là một đặc sản quý và độc đáo ở Thanh Hóa. Mắm tép Hà Yên trở thành gia vị chấm nhiều ông vua bà chúa Việt thích thú luôn muốn có trong mọi bữa ăn của mình.
Công việc làm mắm tép đòi hỏi phải theo mùa, khi tép ngon, béo. Người dân chỉ chọn loại tép riu để làm mắm.
Mắm tép để càng lâu càng ngon, nhanh nhất cũng phải ba tháng trở lên.
Rau muống Sen Chiểu trở nên nổi danh và trở thành đặc sản sau khi trở thành món ăn được nhà vua yêu thích nhất. Rau muống ở đất này có hương vị đặc biệt vì được trồng trên vùng có mạch nước sủi và dải đất phù sa màu mỡ từ sông Hồng.
Theo ghi chép của làng Sen Chiểu thì chính màu sắc, hương vị mộc mạc nhưng hài hoà từ món ăn dân dã này đã hấp dẫn các giác quan của nhà vua. Từ đó, theo lệ hằng năm khi vào vụ, người dân nơi đây hái rau làm vật phẩm để cung tiến nhà vua thưởng thức.
Rau có màu trắng, sau khi luộc có màu xanh nhạt, ăn có vị ngọt. Nếu xào mỡ, cho thêm một vài lát tỏi đập dập thì rau có một vị rất đặc trưng. Ngon hơn cả là muống làm nộm bởi thân rau giòn và xốp.
Chè bắp là món ăn dân dã thôn quê nhưng cũng thường được vua ngự dùng vào đêm giao thừa.
Bánh dợm nhân tôm Sơn Tây là món bánh thường được gói để tiến vua trước đây của người xứ Đoài.
Đường phèn - một loại đặc sản dân dã được vua chúa tin tưởng sử dụng hàng ngày trong các món ăn thời xưa.
VietBF © sưu tập