Cuộc chiến Biển Đông dưới thời Tổng thống Donald Trump rất dễ xảy ra. Mỹ và Trung Quốc đang biểu dương lực lượng trên Biển Đông. Hai bên đang thăm ḍ nhau mặc dù cả hai đều nhấn mạnh giải quyết tranh chấp bằng con đường ḥa b́nh.
Hải quân Mỹ hiện đang rất tự tin về khả năng của tàu sân bay cũng như các không đoàn máy bay trên hàng không mẫu hạm hoạt động và chiến đấu trong các khu vực được bảo vệ bằng các vũ khí chống tiếp cận (A2/AD) như của Trung Quốc, National Interest phân tích.
Cả Nga và Trung Quốc, ở cấp độ thấp hơn là cả Iran, đều đang phát triển các hệ thống pḥng thủ chống tàu và chống máy bay đa tầng, khiến hải quân Mỹ khó hoạt động gần bờ biển các nước này hơn.
Thực chất A2/AD đă xuất hiện trong những cuộc chiến từ những ngày đầu tiên khi người nguyên thủy chiến đấu chỉ với đá và giáo mác. Qua thời gian, kỹ thuật thực hiện A2/AD đă tiến hóa khi công nghệ được nâng cấp với tầm bắn rộng hơn và tính sát thương lớn hơn. Đá và giáo mác cuối cùng cũng nhường chỗ cho cung tên, súng trường và đại bác. Do đó, sự xuất hiện của tên lửa đạn đạo và tên lửa hành tŕnh chống tàu tầm xa chỉ đơn giản là sự tiến hóa công nghệ của A2/AD.
“Đây là màn diễn tiếp theo của chiến lược này”, đô đốc John Richardson, tư lệnh hải quân Mỹ trả lời The National Interest vào ngày 25/8/2016 trong một cuộc phỏng vấn tại Lầu Năm Góc. “A2/AD, đó chắc chắn là một mục tiêu cho một số bên cạnh tranh, nhưng để đạt được mục tiêu này th́ lại là vấn đề rất khác và rất phức tạp, ông Richardson nói.
Quả thực, như nhiều chỉ huy của hải quân Mỹ, bao gồm cả ông Richardson và chuẩn đô đốc DeWolfe Miller, giám đốc chương tŕnh tác chiến trên không đă chỉ ra, các bong bóng chống tiếp cận được bảo vệ bằng hệ thống tên lửa đạn đạo chống tàu của Trung Quốc DF-21D hay DF-26 hoặc các hệ thống tên lửa chống tàu siêu thanh của Nga Bastion-P không phải là hệ thống pḥng không ṿng sắt Iron Domes bất khả xâm phạm. Các hệ thống pḥng không đáng gờm của Nga và Trung Quốc như S-400 hay HQ-9 cũng không thể khiến không phận mà họ bảo vệ trở thành vùng cấm tuyệt đối với phi đội máy bay trên tàu sân bay Mỹ.
Chiến tranh tương lai của Mỹ dựa vào các loại vũ khí công nghệ cao, tàng h́nh, tấn công chính xác ngoài tầm với hỏa lực đối phương như chiến đấu cơ F-35
Máy bay không người lái tầm xa Global Hawk từng nhiều lần tuần tiễu Biển Đông
Tàu ngầm không người lái Voager của Mỹ
Máy bay tấn công không người lái X-47B chuẩn bị xuất kích từ tàu sân bay
Khi được hỏi trực tiếp liệu ông Richardson có tự tin vào khả năng chiến đấu của tàu sân bay và phi đội máy bay trong khu vực A2/AD được bảo vệ bằng tên lửa đạn đạo và tên lửa hành tŕnh chống tàu cũng như các hệ thống pḥng không tiên tiến khác hay không, ông Richardson đă không ngần ngại trả lời “Hoàn toàn tự tin”.
Tuy nhiên ông sẽ không nói chính xác sẽ thực hiện ra sao v́ nhu cầu đảm bảo an ninh trong hoạt động. “Đó là một tập hợp các khả năng, nhưng tôi thực sự nghĩ rằng chúng ta đang tṛ chuyện rất mở về những thứ Mỹ đang thực hiện, do đó tôi muốn thật cẩn thận về cách chúng ta bàn luận về mọi thứ, để không khiến bất kỳ đối thủ nào giành được lợi thế.”
Trong khi đó, ông Miller, người từng trả lời phỏng vấn của The National Interest hôm 23/8 đă trực tiếp đề cập đến một trong những vấn đề bị chỉ trích nhiều nhất về phi đội máy bay trên tàu sân bay, đó là tầm với của hàng không hải quân đă giảm đi rất nhiều kể từ khi máy bay tiếp dầu Grumman A-6 và KA-6 không c̣n được sử dụng nữa. Ông Miller cho rằng: “Tôi không nghĩ là tầm với của chúng tôi giảm đi tí nào cả. Tôi nghĩ tầm bắn hay tầm với của đội tấn công tàu sân bay thực sự lớn hơn nhiều so với trước đây. Và nếu nh́n vào tính tấn công một cách chính xác so với trước đây sử dụng A-7 và A-6 th́ hiện nay phi đội máy bay trên tàu sân bay có tính chính xác cao hơn”.
Ông Miller cũng cho rằng sự cải thiện của phi đội hiện nay là nhờ phát triển những công nghệ mới như cải thiện khả năng dẫn bắn, vũ khí mới tầm xa và hệ thống Kiểm soát hỏa lực hải quân – pḥng không tích hợp (NIFC-CA). Về cơ bản, việc xây dựng NIFC-CA cho phép bất kỳ thành phần nào trong hệ thống tấn công tàu sân bay hoạt động như các cảm biến hoặc súng máy phối hợp đồng bộ với các thành tố khác trong đơn vị. Do đó, máy bay tấn công điện tử Boeing EA-18G Growler có thể truyền dữ liệu liên quan mối đe dọa tới máy bay Boeing F/A-18E/F Super Hornet, máy bay này tiếp đó có thể phóng vũ khí để hủy diệt mục tiêu.
Mỹ ngày càng chú trọng các loại vũ khí tấn công ngoài tầm với đối phương như tên lửa hành tŕnh siêu xa
Siêu tàu sân bay USS Gerald Ford với những công nghệ tối tân, được trang bị cực mạnh sắp phục vụ trong hải quân Mỹ
Tàu sân bay Theodore Roosevelt (CVN-71) là tàu sân bay đầu tiên triển khai phiên bản ban đầu của NIFC-CA, ông Miller cho biết. Một tàu khác cũng sẽ sớm triển khai mạng lưới này, nhưng ông Miller hơi miễn cưỡng khi miêu tả NIFC-CA như một hệ thống. Quả thực, NIFC-CA không phải là một chương tŕnh mới, nhưng đó là một cách hoàn toàn mới kết hợp các khả năng sẵn có để cung cấp một bức tranh tích hợp thông dụng với bất kỳ ai liên quan. Điều đó có nghĩa là các nền tảng và cảm biến bổ sung sẽ được tích hợp trong quá tŕnh xây dựng, cung cấp một cái nh́n toàn diện hơn trên chiến trường.
Tuy nhiên, trong khi các ông Miller và Richardson đều hài ḷng với những khả năng hiện tại của phi đội máy bay trên tàu sân bay, việc bổ sung thêm máy bay chiến đấu tấn công Lockheed Martin F-35C và máy bay tiếp nhiên liệu không người lái trên không MQ-25 Stingray sẽ củng cố sức mạnh tấn công của tàu sân bay. Quả thực ông Miller đă tấm tắc khen F-35C, cho dù hải quân từ trước đến nay vẫn tỏ ra thờ ơ đối với máy bay chiến đấu tàng h́nh một động cơ.
“F-35 là một bước nhảy vọt trong việc chiếm ưu thế trên không, có khả năng sống sót tốt, siêu âm, hoạt động nhanh nhạy và sở hữu bộ cảm biến toàn diện mang t́nh cách mạng”, ông Miller ca ngợi. “Máy bay này sẽ tiếp tục cung cấp khả năng thế hệ thứ năm và chúng tôi định kết hợp nó với E-2D - một hệ thống quản lư chiến trường nâng cấp. Nó cũng sẽ được tham gia cùng Growler, với Next Gen Jammer (NGJ) và kết hợp với khả năng thế hệ thứ tư”.