Iran đang có hàng loạt hành động thách thức Mỹ. Sau khi dọa phong tỏa Eo biển Hormuz, Iran tiếp tục có cuộc tập trận với ngư lôi cực mạnh. Tất nhiên, để không cho Iran làm càn, Mỹ đă sẵn sàng cho mọi t́nh huống.
Thử vũ khí cực mạnh
Hăng tin Fars ngày 28/2 dẫn nguồn tin Quân sự Iran cho biết, hải quân nước này vừa tiến hành cuộc tập trận quy mô lớn với sự tham gia của máy bay, tàu chiến và cả tàu ngầm. Cuộc tập trận diễn ra trên vùng biển trải rộng từ eo biển Hormuz, biển Oman đến Ấn Độ Dương.
Trong cuộc tập trận lần này, Iran đă thử thành công ngư lôi do nước này tự sản xuất mang tên Valfajr - loại ngư lôi với phần chiến đấu nặng tới 220 kg. Đầu đạn này đủ sức đánh ch́m hầu hết các chiến hạm và tàu sân bay cỡ nhỏ của kẻ thù.
Chiếc tàu ngầm phóng ngư lôi Valfajr.
Theo những h́nh ảnh được Iran công bố, tàu ngầm phóng ngư lôi Valfajr đă đánh trúng tàu mục tiêu. Vụ nổ mạnh đến mức nhấc bổng chiếc tàu mục tiêu lên khỏi mặt nước trước khi xé đôi nó.
"Tàu ngầm lớp Qadir (được trang bị công nghệ sonar ḍ t́m, có thể phóng cả ngư lôi và tên lửa) đă sử dụng hệ thống radar tiên tiến t́m kiếm mục tiêu giả lập sau đó phá hủy chúng bằng ngư lôi Valfajr", đại diện của hải quân Iran nói với Fars.
Được biết, ngay trước khi tiến hành cuộc tập trận quy mô lớn này, Iran tuyên bố rằng nước này có thể phong tỏa Eo biển Hormuz để ngăn chặn tàu chiến Mỹ nếu Hoa Kỳ tiếp tục tiến hành các hoạt động mà Tehran cho là "đe dọa" sự lưu thông của tuyến đường biển chiến lược này.
Hăng thông tấn Sputnik cho rằng, đây được xem là thông điệp của Iran nhằm đáp trả lại cuộc tập trận quy mô lớn mà Mỹ và 30 quốc gia khác tiến hành, trong đó cũng có điểm diễn ra gần Eo biển Hormuz hồi cuối năm 2016. Ngoài Eo biển Hormuz, Mỹ và các đồng minh và đối tác của ḿnh cũng tiến hành diễn tập ở một số địa điểm chiến lược khác như Eo Bab Al-Mandeb kênh đào Suez.
"Chúng tôi sẽ phản ứng lại bất cứ các cản trở nào xảy ra ở Eo biển Hormuz. Chúng tôi đă cảnh báo Mỹ và các đồng minh của nước này chớ có tiến hành các hoạt động gây cản trở và mất an toàn cho Eo biển. Nếu điều đó xảy ra, Iran sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài các hành động bảo vệ Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982", Tư lệnh tối cao của Iran Ayatollah Ali Khamenei tuyên bố.
Cách đối phó của Mỹ
Trước tuyên bố của Iran, trang mạng Gcaptain của Mỹ đă đăng bài viết của tác giả Mike Schuler cho rằng, một trong những tàu chiến tàng h́nh cỡ nhỏ mới nhất của họ (Hải quân Mỹ), được mệnh danh là Ghost (con ma) có thể được điều tới Hormuz để "mở thông" eo biển này và bí mật giám sát, theo dơi các hoạt động của Hải quân Iran cũng như thực hiện nhiệm vụ bảo vệ từ xa cho các chiến hạm cỡ lớn của Hải quân.
Tàu chiến tốc độ cao Ghost của Mỹ.
Ghost được phát triển bởi Juliet Marine Systems (JMS), một công ty chuyên phát triển các hệ thống công nghệ cao của Mỹ có trụ sở ở Portsmouth, NH. JMS tin rằng giải pháp của họ đối phó hiệu quả với các thách thức an ninh hàng hải hiện nay.
Được mô tả như một "trực thăng tấn công trên mặt nước", Ghost là phương tiện chiến tranh đặc biệt được thiết kế để bảo vệ các tuyến đường biển và các mối đe dọa như cướp biển.
Ghost là thành quả khoa học - công nghệ mới nhất của Hải quân Mỹ, di chuyển nhờ vào hai mô đun động cơ ở choăi h́nh chữ V ngược, làm cho thân tàu khi di chuyển luôn nổi trên mặt nước, giảm được tối thiểu tác động của lực cản, v́ vậy mà tốc độ di chuyển của nó rất cao.
Với phương thức tấn công theo kiểu "bầy đàn", và hoạt động ở khu vực ven biển gần bờ, Ghost có tốc độ cao, khả năng cơ động, độ bền và mang tải vũ khí lớn. JMS cho biết rằng, chỉ cần triển khai hai biên đội Ghost có thể tạo ra khả năng bảo vệ hiệu quả đối với các tàu khu trục, các tuần dương hạm của hải quân Mỹ đang hoạt động gần Eo biển Hormuz.
"Những cuộc tấn công theo kiểu "bầy đàn" của Ghost là giải pháp hợp lư nhất của Hải quân để chống lại các cuộc tấn công chớp nhoáng của Hải quân Iran", Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của JMS Gregory Sancoff nói.
Therealtz © VietBF