NATO đang lo sợ nếu Nga cử các nữ điệp viên Nga xinh đẹp làm xáo trộn hàng ngũ NATO.
Cơ quan t́nh báo Estonia đang lo ngại nhiều điều khi những binh sĩ Anh sắp được điều đến nước này theo các chương tŕnh hợp tác quân sự của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Trong đó, Giám đốc cơ quan t́nh báo Estonia Mikk Marran lo ngại các binh sĩ Anh có thể đánh lộn với dân bản địa.
Ông Marran dự đoán, những nữ điệp viên Nga nổi tiếng xinh đẹp và gợi cảm sẽ trà trộn vào các quán rượu dùng mỹ nhân kế khiến các binh sĩ không thể dừng tay chân để tranh giành và có thể dẫn tới ẩu đả.
"Bất kỳ người đàn ông nào cho phép ḿnh thậm chí chỉ chạm một ngón tay vào binh sĩ Anh đang nghỉ ngơi trong quán Bar - đó là kẻ khiêu khích hoặc là kẻ thủ hạ của cơ quan đặc nhiệm Nga" - Giám đốc t́nh báo Estonia cảnh báo.
Vị giám đốc nhấn mạnh: “Chúng tôi đang gặp một số trường hợp như thế. Sẽ có 800 binh sĩ Anh trẻ tuổi. Họ sẽ đi từ căn cứ vào thành phố. Nhiều khả năng họ sẽ đến quán rượu”.
Ngoài ra, không đơn giản như chuyện binh sĩ đánh lộn gây mất đoàn kết, các nữ điệp viên Nga, theo Giám đốc Marran c̣n có thể tiếp cận những người lính trẻ để lấy tài khoản mạng xă hội của họ, sau đó t́m kiếm thông tin để đe dọa binh sĩ.
Estonia là nơi 800 binh sĩ thuộc Tiểu đoàn 5 của Anh sắp được cử tới. Biết được thông tin, 3 hộp đêm ở thị trấn Tapa (Estonia) đă có kế hoạch mở rộng kinh doanh để đáp ứng nhu cầu giải trí cho các binh sĩ.
Không ít người dân địa phương đă bày tỏ lo ngại sự xuất hiện của các thanh niên trẻ này sẽ gây rối loạn an ninh trật tự khu vực bằng các vụ đánh lộn, phá phách.
Lo ngại của Giám đốc Cơ quan t́nh báo Estonia không phải hoàn toàn bông đùa. Năm ngoái, tại Latvia đă xảy ra vụ 2 binh sĩ Anh say xỉn đánh lộn với một nhóm dân bản địa. Quân đội Anh tuyên bố đă điều tra vụ việc này để xác định đây có phải là “một âm mưu của Nga” hay không.
Tháng 7/2016, trong một cuộc phỏng vấn với tờ Express của Anh, John Bayliss, một cựu quan chức Anh, người đă trải qua 40 năm làm việc trong Sở chỉ huy thông tin của Chính phủ (GCHQ) nhận định, những nhân viên nước ngoài đang cố gắng để có được những cuộc đàm phán bí mật giữa các công ty vũ khí, lực lượng vũ trang và Bộ quốc pḥng nước này.
Điều này được thực hiện thông qua việc gửi mă số đến các điện thoại, qua đó nhân viên nước ngoài có thể biết được các cuộc gọi và văn bản.
Ông Bayliss cũng cảnh báo: "Nhân viên t́nh báo Nga ở Anh hiện nay c̣n nhiều hơn so với lúc cao điểm của thời Chiến tranh Lạnh. Rất nhiều người trong số họ muốn có được thông tin từ các nhà thầu quốc pḥng và từ những người trung gian".
Ông Bayliss khẳng định, cứ 1 điệp viên Anh th́ có 6 điệp viên Nga trên thế giới.
Hầu hết các điệp viên Nga hoạt động gần London và các thành phố khác, cũng như các thị trấn với một sự hiện diện hải quân rất mạnh.
Ông Bayliss đă có các cuộc đàm phán với các nhà thầu quốc pḥng Anh về các tàu ngầm hạt nhân cách để họ có thể ngăn chặn việc t́nh báo và các thiết bị của họ bị tấn công từ các mối đe dọa bên ngoài. Đồng thời, ông cũng đă nói chuyện với những người lính Anh về vấn đề an ninh.
"Các gián điệp sau đó có thể nghe được cuộc tṛ chuyện và xem được các tài liệu của bạn. Thậm chí họ c̣n có thể có được thông tin nói rằng người này vừa nhận được một cú điện thoại. Sau đó, họ có thể quay số và tham gia cuộc đàm thoại", cựu quan chức t́nh báo hàng đầu của Anh cảnh báo.
Ở Nauy, nhiều nghị sĩ cũng phải thông báo với Cục an ninh cảnh sát Na Uy (PST) về việc họ thường xuyên bị các điệp viên Nga dụ dỗ bằng vodka và “qua đêm” với những phụ nữ gợi cảm trong những chuyến thăm Nga, tờ The Independent (Anh) cho hay.
Đây được cho là sự tái sinh chiến lược thời Chiến tranh lạnh của Nga, theo NRK. Các điệp viên Nga thường nhắm vào các mục tiêu là quan chức và doanh nhân Na Uy khi họ đến thăm và làm việc tại thủ đô Moscow.
Ông Arne Christian Haugstoyl, một quan chức của PST, cho hay sau khi quan hệ t́nh dục với những phụ nữ gợi cảm, các quan chức Na Uy nhận được thông báo họ sẽ bị truy tố trước pháp luật nếu không chịu cung cấp các bí mật quốc gia.
“Chúng tôi t́nh nghi một số lượng lớn các quan chức Na Uy đă trở thành nạn nhân của chiến lược này, bởi v́ họ bị ép nên sẽ không dám báo cáo với cấp trên khi trở về nước. Đây là một hồi chuông cảnh báo để chúng ta hết sức thận trọng khi đến những quốc gia như thế này”, ông Haugstoyl nói.
VietBF © sưu tầm