Các nhà khoa học trên thế giới vẫn đang miệt mài nghiên cứu về nguồn gốc loài người. Theo Seti, nghiên cứu mới nhất đang chỉ ra sự sống trên Trái Đất có thể bắt nguồn từ sao Hỏa. Đó là kết quả khi thiên thạch va chạm với sao Hỏa và đem mẫu đất đá đến Trái Đất.
Seth Shostak, Giám đốc Viện t́m kiếm Trí thông minh ngoài Trái đất (Seti) nói rằng, sự sống trên Trái đất có thể bắt nguồn từ những ǵ xảy ra trên sao Hỏa.
Thay v́ nói rằng người ngoài hành tinh du hành trong Hệ Mặt trời và gieo mầm sống ở Trái đất, ông Shostak đưa ra giả thuyết khác, rằng có khả năng thiên thạch đâm vào sao Hỏa, mang theo bụi đất đá từ hành tinh Đỏ, bay qua vũ trụ đến Trái đất.
“Có khả năng từ hàng tỷ năm trước, một mầm sống sinh học đă rời bỏ hành tinh Đỏ và phát triển thành các dạng sống, trong đó có con người ngày nay”, ông Shostak nói. “Nếu như vậy, nguồn gốc của chúng ta và mọi dạng sống khác không phải từ đại dương trên Trái đất mà đến từ đại dương của sao Hỏa”.
Tuyên bố của ông Shostak dựa trên học thuyết gọi là "panspermia". Theo lư thuyết này, các vi sinh vật nhất định có thể tồn tại trong không gian, giữa các hành tinh.
Thiên thạch có thể mang mầm sống từ sao Hỏa đến Trái đất.
Vi sinh vật có thể có nguồn gốc từ sao Hỏa, hoặc bất kỳ hành tinh nào khác, khi xảy ra vụ va chạm thiên thạch.
Viết trên tờ Huffington Post, ông Shostak nói: “Các nhà khoa học ước tính rằng, trong giai đoạn đầu h́nh thành Hệ Mặt trời, hàng tỷ khối đất đá kích thước khác nhau tách ra từ hành tinh Đỏ và rơi xuống Trái đất.
“Ở thời điểm đó, sao Hỏa ẩm ướt và ấm hơn ngày nay nhiều lần. Hành tinh Đỏ có thể đă tồn tại sự sống trong khi Trái đất vẫn c̣n hoang tàn”, ông Shostak giải thích. “Trong số các khối đất đá như vậy, khả năng có ít nhất một mầm sống được chào đón ở Trái đất là điều hoàn toàn có thể xảy ra”.
Theo lư thuyết này, vi sinh vật từ sao Hỏa có thể phát triển và tiến hóa trên Trái đất.