Sự thực về những chiếc áo phao mà người di cư sang Châu Âu mặc vào để vượt biển. Hầu hết là chiếc áo phao giả, hàng ngàn người không biết bơi hoặc đuối sức đă phải chết. Chiếc áo phao để cứu mạng nhưng là thủ phạm "giết" hàng trăm dân di cư.
Trên quần đảo Lesbos của Hi Lạp hiện đang chất đầy những chiếc áo phao giả, không đạt tiêu chuẩn an toàn.
Thậm chí khá nhiều trong số này c̣n được làm từ bọt biển, khiến hàng trăm người dân di cư trong quá tŕnh vượt biển sang châu Âu đă bị chết đuối thương tâm.
Công dân gốc Anh có tên Eric Kempson – người đang cùng gia đ́nh ḿnh giúp giải quyết các vấn đề nhân đạo tại thị trấn Eftalou trên ḥn đảo này đă cảnh báo rằng, vấn đề sẽ c̣n tiếp diễn.
Những con tàu, thuyền chở người vẫn chạy và người di cư vẫn phải sử dụng những chiếc áo phao cứu sinh giả.
Người tị nạn t́m cách vượt biên bằng đường biển đến châu Âu và không ít người đă phải bỏ mạng chỉ v́ những chiếc áo phao giả.
Người đàn ông 61 tuổi đến từ Hampshire cho biết, trong suốt những ngày đông giá lạnh, những người tị nạn đang phải đối mặt với nguy cơ hạ thân nhiệt và tê cóng khi vượt biên bằng đường biển.
Kempson ước tính, có ít nhất 150.000 chiếc áo phao trong núi áo phao giả này và nó chỉ là con số một nửa so với trước đây. "Chúng mang đến nhiều kỷ niệm buồn, hầu hết đều là tiếng la hét, tiếng khóc và các thi thể".
Những đống áo phao giả tập kết gần nhà của người đàn ông này và chúng tích tụ ngày một nhiều hơn sau những chuyến đi dài v́ không thể tiếp tục sử dụng.
"Phần lớn trong số này đều là hàng giả. Rất nhiều người đă bỏ mạng trên biển v́ những chiếc áo cứu sinh như thế. Chúng thậm chí có cả bọt biển, chúng sẽ ngấm nước và có thể kéo bạn xuống thay v́ giúp bạn nổi lên theo đúng tác dụng của một chiếc áo phao."
Theo lời Kempson, nhiều người có thể đă sống sót nếu áo phao họ mua, mặc được làm đúng tiêu chuẩn chất lượng.
Cách đây hơn 1 năm, vào tháng 1/2016, hăng tin BBC của Anh đă phản ánh, một công ty của Thổ Nhĩ Kỳ đă bị cảnh sát phát hiện bán những chiếc áo phao cứu sinh giả cho những người tị nạn buộc phải vượt biển.
Theo đó, cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ đă bất ngờ đột nhập và khám xét xưởng sản xuất của một công ty tại thành phố cảng Izmir. Đây được coi là điểm khởi đầu cho những người di cư muốn hướng tới Châu Âu.
Tại thời điểm khám xét, 1.263 áo phao không đạt tiêu chuẩn an toàn đă bị phát hiện và tịch thu.
Những công nhân của công ty này đă nhồi vào những chiếc áo phao cứu sinh nhiều vật liệu tạp nham, dễ thấm nước, thay v́ vật liệu có khả năng đảm bảo khả năng nổi cho những người đeo chúng.
Theo BBC, một chiếc áo phao cứu sinh đúng chuẩn cần đến 150 USD tiền chi phí để sản xuất trong khi đó một chiếc áo giả chỉ tốn 15 USD, nhưng khả năng nổi là không cao, không lâu.
Tuy nhiên, v́ nhiều lư do khác nhau mà người di cư vẫn phải chấp nhận sử dụng chúng.
Những chiếc áo phao giả không thể tiếp tục sử dụng được người di cư vứt lại trên đảo.
Dự án Hy vọng
Cùng với người vợ Philippa, 44 tuổi và cô con gái Elleni, 18 tuổi, gia đ́nh định cư tại đây từ 16 năm trước này đang điều hành Dự án Hy vọng nhằm nỗ lực cứu giúp những người đến đây bằng những con thuyền.
Từ 3 năm trước, họ đă quyết định giúp đỡ những người tị nạn khi số lượng người di cư đến đảo ngày một đông.
Tuy nhiên, sự giúp đỡ của ông và gia đ́nh chỉ "như muối bỏ bể" trước số lượng lớn những người cần được hỗ trợ.
Điều kiện sống vô cùng tồi tàn của người di cư.
DailyMail dẫn lời ông Kempson cho biết, cuộc sống của người tị nạn trên quần đảo Lesbos vô cùng khó khăn.
Vào mùa đông, họ sống trong các lều bạt và đồ ăn "vô cùng tồi tệ", "nước sinh hoạt có màu xanh", không có nước nóng, 4.700 người chen chúc trong một số lượng pḥng có hạn.
Khi nhiệt độ xuống thấp trong những ngày gần đây, nhiều người đă chết v́ giá rét.
"Rất nhiều người đă chết. Bạn hăy tưởng tượng xem, đây là châu Âu và họ đang ở trong các lều trại giữa mùa đông. Thật ghê tởm và không thể tin được", Kempson nhấn mạnh.