Trung Quốc và Mỹ thời gian qua đang có những thách thức nhau trên nhiều linh vực. Trung Quốc không muốn Mỹ tham gia vào việc tranh chấp giữa Bắc Kinh và Tokyo. Bộ trưởng quốc pḥng Mỹ trong chuyến công du Nhật đă có những phát biểu khiến Trung Quốc phản ứng.
Đây là phản ứng của Bắc Kinh trước những tuyên bố của Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ James Mattis trong chuyến công du Nhật Bản hôm 3/2.
Một chuyến thăm mang nhiều ư nghĩa
Ngày 3/2, Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ James Mattis đến thăm Nhật Bản. Đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông James Mattis. Không phải ngẫu nhiên mà tân Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ James Mattis lại chọn Nhật Bản là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông.
Phát biểu tại Tokyo, ông James Mattis cam kết bảo vệ an ninh cho Nhật Bản trước những hành động đơn phương nhằm chiếm quyền kiểm soát quần đảo Senkaku (Điếu Ngư). Theo James Mattis, Điều 5 của Hiệp ước An ninh Mỹ - Nhật khẳng định: Mỹ có trách nhiệm bảo vệ lănh thổ dưới quyền kiểm soát của chính phủ Nhật Bản, kể cả các khu vực đang c̣n tranh chấp với nước ngoài.
Tuyên bố của James Mattis ở Tokyo làm Bắc Kinh nổi giận. Mới đây, trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng khẳng định: Hiệp ước An ninh Mỹ - Nhật là sản phẩm của chiến tranh lạnh, nó không nên được sử dụng để vi phạm chủ quyền lănh thổ của Trung Quốc. Theo ông Lục Khảng, các quần đảo thuộc về Trung Quốc là một bằng chứng lịch sử không thể chối căi.
Tuy nhiên, theo New York Times, James Mattis - thành viên đầu tiên của nội các Donald Trump đến thăm châu Á không công bố một chính sách mới của Mỹ. Thực ra, ông James Mattis chỉ nhắc lại ư tưởng của cựu Tổng thống Barack Obama - người cam kết sẽ bảo vệ Senkaku (Điếu Ngư).
Tại sao James Mattis nhắc lại cam kết của Barack Obama?
Trả lời phỏng vấn tờ “Nezavisimaya Gazeta” (Nga), người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản, Viện Nghiên cứu Viễn Đông Valery Kistanov nói: “Lần đầu tiên ở cấp độ Tổng thống, Obama đă đưa ra tuyên bố này. Ông cho rằng, theo Điều 5 của Hiệp ước An ninh, nếu một thế lực nước ngoài, trong trường hợp này là Trung Quốc nỗ lực chiếm ḥn đảo này bằng vũ lực, Hoa Kỳ sẽ đến để giải cứu. Nhưng ở Mỹ đă có Tổng thống mới. Trump đă có những tuyên bố đầy nghiệt ngă về các liên minh quân sự. Ông cho rằng Nhật Bản cũng như Hàn Quốc phải trả một số tiền đủ để quân đội Mỹ thường trú trên lănh thổ của ḿnh...”.
Điều này khiến các nhà lănh đạo Nhật Bản lo lắng. Tokyo đang chờ đợi quan điểm rơ ràng của chính quyền Donald Trump. Trong bối cảnh ấy, James Mattis đến Tokyo với mục đích trấn an Nhật Bản rằng Hiệp ước An ninh Mỹ -Nhật vẫn c̣n hiệu lực. C̣n quan điểm của Mỹ về quan hệ với Nhật bản nói chung, vấn đề Senkaku (Điếu Ngư) nói riêng sẽ cụ thể hơn qua chuyến công du Washington của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe vào ngày 10/2 tới.
Ngoài ra, theo Valery Kistanov, Trung Quốc rất quan ngại rằng Nhật Bản sẽ cùng tham gia với Mỹ trong việc tuần tra vùng trời, vùng biển ở biển Đông. Tuy nhiên, về điều này, Bộ trưởng Quốc pḥng Nhật Bản Tomomi Inada vừa công bố rằng Nhật Bản sẽ không tham gia vào các hoạt động đảm bảo tự do hàng hải do Mỹ khởi xướng. Cũng theo lời Valery Kistanov th́ người Nhật sợ phản ứng mạnh từ phía Trung Quốc! Sự tham gia của Nhật Bản trong các hoạt động chung với Mỹ có nghĩa là họ đă vượt qua “lằn ranh đỏ” trong phản ứng của Trung Quốc.
Nhưng ở một lĩnh vực khác, gần đây Mỹ và Nhật Bản đă tiến hành thử nghiệm thành công tên lửa đánh chặn SM-3 được thiết kế để tiêu diệt các tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung. Ngoài ra, Mỹ sẽ không từ bỏ kế hoạch đặt hệ thống tên lửa THAAD ở Hàn Quốc. Bắc Kinh tin rằng THAAD thực sự chống lại lực lượng hạt nhân của Trung Quốc hơn là của Bắc Triều Tiên như tuyên bố.
Theo các nhà phân tích Đông Nam Á, quan hệ Mỹ -Trung xấu đi trông thấy kể từ khi Donald Trump lên làm Tổng thống Mỹ. Họ trích lời dự đoán của Steve Bannon - Cố vấn cao cấp của Nhà Trắng rằng xung đột ở biển Đông giữa Mỹ và Trung Quốc là khó tránh khỏi. Vào thời điểm hiện tại, khi Donald Trump đă tổ chức điện đàm với nhiều nguyên thủ quốc gia, nhưng với Chủ tịch Trung Quốc th́… chưa!?