Các nước EU đang đau đầu khi không biết phải theo Chủ tịch Hội đồng châu Âu - ông Donald Tusk hay Tổng thống Mỹ - ông Donald Trump.
Nhiều nước châu Âu đang phân vân không biết nên chọn phe nào. Tuy nhiên, các cuộc hội đàm giữa lănh đạo các nước EU cho thấy phần nào. Bất chấp những tuyên bố về tinh thần đoàn kết, các nước EU vẫn bị chia rẽ về cách đối phó với những chính sách của Donald Trump - người đă đảo ngược sự ủng hộ vững chắc của Mỹ dành cho hội nhập châu Âu thời hậu chiến cũng như đề nghị các nước khác làm theo Anh rời khỏi EU (c̣n gọi là vấn đề Brexit).
Donald Tusk, cựu Thủ tướng Ba Lan, cho biết các nhà lănh đạo EU đă tặng cho ông biệt danh “Donald của chúng tôi” khi họ ở Malta. Theo ông, điều này giống như một tín hiệu ủng hộ, và ông nói trước khi diễn ra cuộc hội đàm rằng ông Trump đă tạo ra một “mối đe dọa” cho liên minh, cũng như cho Nga, Trung Quốc và Hồi giáo cực đoan.
“Tâm trạng bao trùm cả cuộc họp chính là về ‘Donald của chúng tôi’ và ‘Donald c̣n lại’ (ám chỉ ông Donald Trump)”, theo nhận định của một người có mặt tại cuộc hội đàm, nơi ông Tusk cảm thấy sự ủng hộ của mọi người đă khiến ông đủ tự tin để thừa nhận rằng ông muốn là Chủ tịch Hội đồng châu Âu nhiệm ḱ thứ hai.
Tuy nhiên, những kẻ thù chính trị của ông trong Chính quyền Warsaw lại công khai chối bỏ bất ḱ sự nhất trí nào dành cho ông Tusk, và gọi những lời chỉ trích của ông dành cho ông Trump là một “sự sỉ nhục trắng trợn”, cáo buộc ông đang “reo rắc nỗi sợ hăi” và “t́m kiếm sự đối đầu”. Những người khác, ít công khai hơn, cho biết họ c̣n có một mối lo sợ lớn hơn, đó là EU có thể sẽ “quay lưng lại” với mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương này. Những mâu thuẫn nội tại như vậy đă kích động những bất ổn lịch sử, đặc biệt là ở Pháp, về sự ảnh hưởng của Mỹ sẽ khiến phương Tây yếu thế hơn Nga, và đặc biệt là Trung Quốc. Do đó, cách các lực lượng chính trị ở châu Âu thể hiện sẽ giúp h́nh thành những ḱ vọng của ông Trump, ví dụ như trong việc tiết kiệm tiền của Mỹ dành cho Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và những chuyển biến thương mại thế giới để có lợi cho Mỹ.
Nhiều lực lượng chính trị ở châu Âu cũng sẽ ủng hộ cuộc đàm phán Brexit giữa EU với London - nơi Thủ tướng Theresa May cho rằng Anh chính là một cầu nối giữa Washington và Brussels - cũng như những nỗ lực của một số nước trong việc thắt chặt hợp tác về chính sách kinh tế khu vực đồng tiền chung euro với các khu vực khác, đặc biệt là việc h́nh thành một khả năng quân sự độc lập cho EU.
VietBF © sưu tầm