Hôm qua 31/1, Chủ tịch Liên minh châu Âu (EU) Donald Tusk đă nói rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump là một trong những mối đe dọa đối với EU. Ông Trump c̣n được xếp hạng nguy hại hơn cả Nga, Trung Quốc và Hồi giáo cực đoan. V́ sao ông Tusk lại có thể nói như vậy?
Tuyên bố trên được ông Tusk, cựu Thủ tướng Ba Lan, đề cập đến trong lá thư gửi đến các lănh đạo các quốc gia thuộc EU trước thềm hội nghị ở Malta vào ngày 3-2 tới để thảo luận về tương lai của EU khi Anh chuẩn bị rời khỏi khối này (Brexit).
Chủ tịch Liên minh châu Âu (EU) Donald Tusk. Ảnh: Reuters
Với từ ngữ mạnh mẽ phản ánh mối lo ngại sâu sắc của EU về việc ông Donald Trump ủng hộ Brexit, cũng như cấm người tị nạn và người dân ở 7 quốc gia Hồi giáo, ông Tusk kêu gọi người dân châu Âu hợp sức chống lại sự chia rẽ trong EU và có những “bước đi ngoạn mục” nhằm làm sâu sắc hơn tính thống nhất của châu lục này.
Nh́n nhận những thách thức lớn nhất mà EU phải đối mặt trong 60 năm qua, ông Tusk nhấn mạnh Trung Quốc, chính sách của Nga với các quốc gia láng giềng và chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan tại Trung Đông và châu Phi là những mối đe dọa lớn đến từ bên ngoài.
Cựu Thủ tướng Ba Lan nói thêm: "Những tuyên bố gây lo lắng của chính quyền mới tại Mỹ cũng khiến tương lai chúng ta trở nên khó đoán”.
Ông Tusk cho hay việc duy tŕ sự thống nhất của EU sau Thế chiến thứ hai và Chiến tranh Lạnh là cần thiết nhằm “tránh một thảm họa lịch sử”. Lănh đạo này cũng cho rằng Mỹ không nên làm suy yếu mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương v́ trật tự toàn cầu và ḥa b́nh. Theo ông Tusk, việc EU tan ră chỉ khiến các quốc gia thành viên phụ thuộc vào các cường quốc như Mỹ, Nga và Trung Quốc. Thay vào đó, lănh đạo EU nhấn mạnh chỉ có đoàn kết khối này mới hoàn toàn độc lập.
Trong khi đó, Tổng thư kư Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres bày tỏ hy vọng rằng lệnh cấm nhập cư của Tổng thống Trump chỉ là "tạm thời" và Mỹ sẽ tiếp tục "truyền thống lớn" về việc bảo vệ cho người tị nạn.
Thêm vào đó, ông Guterres thúc giục tổng thống Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm cửa người nhập cư từ 7 quốc gia có phần lớn dân số theo đạo Hồi “càng sớm càng tốt”. Ông Guterres cho rằng các nước có quyền tránh sự xâm nhập của các tổ chức khủng bố nhưng điều đó không nên dựa trên sự phân biệt đối xử về tôn giáo, dân tộc hay quốc tịch của một người nào đó. Lănh đạo này cảnh báo phân biệt đối xử là chống lại “các nguyên tắc và giá trị cơ bản" và "gây nên sự lo lắng và giận dữ trên diện rộng" có thể thúc đẩy tuyên truyền cực đoan.
Therealtz © VietBF