Sau khi lập đỉnh cao kỷ lục, phiên hôm qua 30/1, chỉ số Dow Jones đă mất mốc 20.000 điểm. Cùng với Dow Jones, chứng khoán toàn cầu đồng loạt giảm điểm, USD cũng hạ theo so với đồng yên Nhật. Tuy nhiên, giới chuyên gia tài chính cho rằng việc giảm điểm này nhiều khả năng chỉ diễn ra trong ngắn hạn không làm các nhà đầu tư lo lắng quá nhiều.
Sau khi lập đỉnh cao mọi thời đại, chỉ sau phiên hôm qua, chỉ số Dow Jones đă mất mốc 20.000 điểm - Ảnh: ChinaDaily
Trong phiên giao dịch ngày đầu tuần, Thị trường Chứng khoán toàn cầu đồng loạt giảm điểm, đồng USD hạ giá so với đồng Yên.
Theo Reuters, nguyên nhân chính là bởi thị trường lo lắng về tác động từ những chính sách hạn chế nhập cư mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump lên thương mại và kinh tế toàn cầu.
Thứ Sáu tuần trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump đă kư sắc lệnh cấm người nhập cư đến từ 7 quốc gia đạo Hồi, cấm hoàn toàn người nhập cư Syria. Hàng chục cuộc biểu t́nh đă nổ ra tại khắp các sân bay và thành phố trên khắp nước Mỹ, người biểu t́nh mang theo nhiều khẩu hiệu phản đối Donald Trump. Chính phủ nhiều quốc gia đồng minh của Mỹ cũng lên tiếng phản đối chính sách mới của ông.
Đóng cửa phiên đầu tuần trên thị trường Mỹ, chỉ số Dow Jones giảm 122,65 điểm tương đương 0,6% xuống 19.971,13 điểm; chỉ số S&P 500 giảm 13,79 điểm tương đương 0,6%; chỉ số Nasdaq giảm 47,07 điểm tương đương 0,83%.
Đồng USD hạ giá so với đồng Yên bởi nhà đầu tư mua mạnh đồng tiền được coi là có độ an toàn rất cao, cùng lúc đó nhà đầu tư cũng mua thêm vàng. Chốt phiên giao dịch ngày thứ Hai, Giá vàng giao kỳ hạn tháng 3 tăng 0,4% lên mức 1.193,20 USD/ounce. Đồng USD hạ giá 1,18% và đóng cửa ngày giao dịch đầu tuần ở mức 113,70 Yên/USD.
Từ sau khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ kết thúc vào 8/11/2016 cho đến trước phiên hôm qua, thị trường chứng khoán Mỹ đă không ngừng tăng điểm bởi giới đầu tư và doanh nghiệp Mỹ lạc quan vào một môi trường Kinh doanh “dễ thở” hơn. Ông Donald Trump đă cam kết sẽ giảm thuế và nới lỏng bớt các quy định quản lư doanh nghiệp. Tuy nhiên, sau hàng loạt động thái chính sách mới nhất mà ông đưa ra, tâm lư thị trường có phần bi quan hơn.
Chỉ số COBE, chỉ số được coi như hàn thử biểu đo nỗi sợ của nhà đầu tư chứng khoán Mỹ, tăng 1,32 điểm lên 11,90 điểm. Trước phiên ngày hôm qua, chỉ số rớt xuống mức thấp nhất trong nhiều năm.
Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế trưởng tại First Standard Financial ở New York, ông Peter Cardillo, khẳng định rằng về dài hạn, chính sách hỗ trợ cho tăng trưởng của doanh nghiệp mà ông Donald Trump dự kiến sẽ đưa ra quan trọng hơn những chính sách mang sắc thái bảo hộ, chính v́ vậy việc giảm điểm sẽ chỉ diễn ra trong ngắn hạn.
Thị trường chứng khoán châu Âu cũng đồng loạt giảm điểm trong ngày thứ Hai. Thị trường Đức, Pháp, Italy và Tây Ban Nha đều hạ hơn 1%. Trước đó tại châu Á, thị trường Nhật giảm 0,5%, thị trường chứng khoán Úc mất 0,9%.
Giá dầu giảm trong phiên thứ Hai khi mà số liệu mới công bố cho thấy các công ty năng lượng Mỹ đang tăng sản lượng dầu trong khi nhiều nước trong và ngoài OPEC giảm mạnh sản lượng dầu theo cam kết đă đưa ra trước đó.
Trong tuần qua, số lượng các giàn khoan dầu đang hoạt động tại Mỹ đă tăng lên mức cao nhất từ tháng 11/2015. Đóng cửa phiên ngày thứ Hai, giá dầu Brent và dầu thô ngọt nhẹ WTI kỳ hạn tháng 3/2017 lần lượt ở mức 55,29 USD/thùng và 52,63 USD/thùng.
Therealtz © VietBF