Mặc dù Việt Nam đă được cựu Tổng thống Obama dỡ bỏ lệnh cấm vũ khí sát thương nhưng v́ sao Việt Nam muốn mua vũ khí Mỹ và vẫn có nhiều trở ngại. Mặc dù Mỹ có rất nhiều loại máy bay phù hợp với điều kiện của Việt Nam nhưng việc mua bán vẫn khó được thực hiện. Chúng ta hăy nghe chuyên gia phân tích về vấn đề này.
Phiên bản mới
Trước khi Mỹ công khai muốn bán máy bay S-3 Viking cho Việt Nam, truyền thông nước này cho biết hải quân Việt Nam đă tiến hành thảo luận với nhà sản xuất Mỹ về việc mua máy bay P-3 Orion.
Tuy nhiên hồi cuối năm 2015, tạp chí National Interest dẫn nguồn tin từ Lockheed Martin cho rằng, Việt Nam sẽ chọn SC-130J Sea Hercules thay cho P-3 Orion và hai bên đă bắt đều đàm phán về loại máy bay này.
Theo những thông tin ban đầu của Lockheed Martin, SC-130J kế thừa các hệ thống chống tàu ngầm được trang bị trên P-3C Orion. Nói cách khác, SC-130J có thể là nền tảng mới (khung gầm máy bay mới) lắp đặt các công nghệ cảm biến, vũ khí giống hệt P-3C.
Hiện Lockheed Martin chưa cung cấp khả năng mang vác vũ khí chi tiết trên SC-130J. Nhưng nhiều khả năng, việc dùng chung hệ thống trên P-3C Orion cho phép SC-130J mang hệ thống vũ khí tương tự. Máy bay được bố trí khoang vũ khí trong thân cùng các giá treo ở trên cánh.
Trong tác chiến chống hạm tàu mặt nước, SC-130J có khả năng mang tên lửa chống hạm Harpoon. C̣n nếu chống ngầm th́ nó có thể mang ngư lôi 324mm Mk46, Mk54 hoặc bom ch́m chống ngầm.
Để thực hiện toàn bộ những nhiệm vụ trên, SC-130J được trang bị bốn động cơ tuốc bin cánh quạt AE2100D3 cùng cánh quạt 6 lá R391 cho tốc độ tối đa 671km/h, tầm bay 5.250km, trần bay gần 10.000m.
Máy bay tuần tra săn ngầm P-3C.
Máy bay mạnh nhất
Ngoài những máy bay trên, tạp chí National Interest c̣n cho rằng Hải quân Việt Nam hiện đang dành sự quan tâm đặc biệt đến máy bay tuần tra săn ngầm P-8A Poseidon - sản phẩm tập đoàn Boeing.
máy bay P-8A Poseidon được thiết kế để thực hiện một loạt vai tṛ gồm: tác chiến chống tàu ngầm; chống tàu mặt nước; phong tỏa hàng hải và t́nh báo điện tử.
Đại uư Mike Parker, chỉ huy lực lượng đặc nhiệm 72 của Hải quân Mỹ chịu trách nhiệm trinh sát biển ở châu Á cho biết, cách hiệu quả nhất để P-8A ḍ t́m một tàu ngầm là sử dụng thiết bị sonar để nghe được tiếng động cơ của tàu ngầm, hoặc bắt tín hiệu âm thanh dội lại (tiếng ping) khi sóng sonar chạm vào thân kim loại của tàu ngầm.
Để tránh khỏi sự săn đuổi của máy bay săn ngầm, các tàu ngầm hiện đại t́m cách lẩn tránh sự ḍ t́m trên mặt biển bằng việc giữ cho động cơ chạy thật êm, tránh liên lạc với bên ngoài và cố gắng ẩn bên dưới lớp nhiệt độ, là khoảng giữa của lớp nước ấm trên bề mặt và lớp nước lạnh bên dưới đáy biển, để làm lệch tín hiệu sonar dội lại.
Máy bay tuần biển P-8A làm việc với các vệ tinh có nhiệm vụ giám sát các căn cứ tàu ngầm, và thả các máy nghe dưới ḷng biển để nghe tiếng tàu ngầm di chuyển, phối hợp với các tàu mặt nước có thiết bị sonar ḍ t́m dưới nước.
Một khi xác định được mục tiêu tiềm tàng, chiếc P-8A liền thả các phao ch́m mang thiết bị ḍ t́m sonar, sau đó bay ṿng ṿng trên khu vực này để nhận tín hiệu từ phao ch́m truyền lên. Những tín hiệu này sẽ hiện lên màn h́nh trên máy bay và được các chuyên gia, người được đào tạo để nhận ra các kư âm của tàu ngầm xử lư.
Ứng viên mới
Theo Tạp chí IHS Jane's, Hải quân Việt Nam đang dành sự quan tâm đặc biệt đến máy bay tuần tra săn ngầm S-3 Viking do Tập đoàn Lockheed Martin (Mỹ) sản xuất.
"Việt Nam đă thể hiện sự quan tâm tới việc mua máy bay săn ngầm S-3 Viking nhằm nâng cao khả năng tuần tra biển và tác chiến chống ngầm", một đại diện của Lockheed Martin tuyên bố bên lề triển lăm hàng không FIDAE ở Santiago.
Giám đốc chương tŕnh tuần tra biển của Lockheed Martin - ông Clay Fearnow cho biết, máy bay S-3 Viking thỏa măn những yêu cầu về tuần tra biển và tác chiến chống ngầm từ phía Quân chủng Pḥng không - Không quân và Hải quân Nhân dân Việt Nam.
Tuy nhiên, vị đại diện nhà sản xuất không tiết lộ Việt Nam đang quan tâm đến phiên bản nào của S-3 bởi hiện nay, ḍng máy bay này có 2 phiên bản là S-3 Viking và S-3B Viking - tất cả đều là những máy bay đă qua sử dụng.
Máy bay săn ngầm S-3 Viking và S-3B Viking nói riêng đều thiết kế cho nhiệm vụ nhận dạng, định vị, theo dơi và tấn công tàu ngầm đối phương bảo vệ biên đội tàu sân bay. Tuy nhiên, S-3B bổ sung khả năng tấn công tàu mặt nước và tiếp nhiên liệu trên không.
Khó khăn
Sức mạnh và sự cần thiết của máy bay Mỹ với Việt Nam là không thể phủ nhận, tuy nhiên sẽ vẫn rất khó để Quân đội Việt Nam có thể mua sắm những máy bay này. Theo Giáo sư Carlyle Thayer – Học viện Quốc pḥng Australia, lệnh cấm vận vũ khí của Mỹ có tên chính thức là Quy định về mua bán vũ khí quốc tế.
Những quy định này không phải là luật, nên dù do Quốc hội Mỹ thông qua, nhưng Tổng thống Mỹ có thể đơn phương dỡ bỏ, sau khi nghe tư vấn của Bộ Ngoại giao.
Dù cho việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam nhận được nhiều sự ủng hộ từ các quan chức chính phủ Mỹ, thành viên Quốc hội. Ví dụ như, hồi năm 2014, chính Ngoại trưởng Mỹ John Kerry là người tuyên bố dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam. Các nhân vật kỳ cựu, quyền lực trong Quốc hội Mỹ, như thượng nghị sĩ đảng Cộng ḥa John McCain ủng hộ việc dỡ bỏ lệnh cấm vận.
Tuy nhiên, Việt Nam sẽ khó mà mua ngay được vũ khí Mỹ, khí tài của Mỹ v́ quá tŕnh cân nhắc mua ǵ, bán thế nào đều rất mất thời gian. "Quá tŕnh phê chuẩn sẽ kéo dài v́ Mỹ rất quan liêu, có nhiều thủ tục rắc rối trong việc bán vũ khí và công nghệ quốc pḥng.
Đặc biệt, vũ khí Mỹ có giá thành đắt đỏ so với ngân sách dành cho quốc pḥng c̣n khá eo hẹp của Việt Nam hiện nay", ông Thayer cho biết.
VietBF © sưu tập