Những thông tin này hoàn toàn dựa theo những phân tích của các chuyên gia và quan chức chính phủ Mỹ chứ không phải một nhà tiên tri nào. Đây là những cuộc xung đột sẽ gây ảnh hưởng lớn trên toàn thế giới. Nó sẽ giúp các nhà lănh đạo có những chính sách phù hợp.
Hàng năm, hàng trăm chuyên gia đă tiến hành đánh giá về khả năng xảy ra cũng như ảnh hưởng của khoảng 30 cuộc xung đột tiềm năng mỗi khi năm mới đến. Những cuộc xung đột này được phân loại thành ba cấp độ rủi ro rơ rệt, và chúng được thực hiện nhằm giúp các quan chức Mỹ có được cái nh́n rơ ràng về những mối nguy hiểm có thể diễn ra và chuẩn bị phương án cụ thể.
Trong các khảo sát năm 2013 và 2014, các chuyên gia Mỹ nói rằng Nga có thể sẽ can thiệp vào các quốc gia vùng Baltics, một vài trong số này là thành viên NATO. Năm 2015, khả năng “có thể xảy ra xung đột quân sự vô t́nh hoặc cố ư” giữa các quốc gia NATO và Nga được các chuyên gia coi là rủi ro cấp độ 2. Và theo khảo sát mới nhất vừa được công bố, khả năng này đă được đẩy lên là cấp độ 1 do ảnh hưởng của cuộc xung đột này rất lớn.
Căng thẳng giữa Nga và NATO được các chuyên gia tin là có nguy cơ bùng phát thành xung đột.
Một điều đáng chú ư đó là cuộc khảo sát này được thực hiện trong khoảng thời gian đầu và giữa tháng 11/2016, nghĩa là có người đă đưa ra câu trả lời trước khi cuộc bầu cử Tổng thống diễn ra. “Với việc ông Donald Trump có quan điểm khá tích cực với Nga và hi vọng rằng quan hệ Mỹ - Nga sẽ tốt đẹp hơn dưới thời cuảz ḿnh, liệu những người trả lời có tin rằng cuộc xung đột giữa Nga và NATO sẽ xảy ra hay không?”, ông Paul Stares, một giám đốc Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Mỹ (CFR), tổ chức tiến hành khảo sát, cho biết. “Điều này tôi không biết”.
Tuy vậy, ông Stares cũng nói rằng việc những người được hỏi tin rằng xung đột Nga – NATO có thể xảy ra là điều dễ hiểu. Bởi ông Trump cũng đă từng nghi ngờ về khả năng của NATO cũng như bày tỏ quan điểm không muốn bảo vệ các nước trong liên minh này.
Những quan ngại đối với những hành động mà ông Trump có thể thực hiện đối với Nga và khu vực Đông Âu khiến nhiều người tin rằng, yếu tố quan trọng nhất có thể ảnh hưởng đến nước Mỹ là chính bản thân họ. Ông Trump đă nhiều lần phát biểu rằng ông sẽ tiến hành những chính sách đối ngoại khác hẳn với cách làm mà các quan chức Mỹ đă từng áp dụng trong nhiều thập kỷ qua. Chúng ta sẽ không biết điều này sẽ có tác động tích cực hay tiêu cực đối với Mỹ cũng như nền an ninh thế giới, nhưng có thể thấy rằng t́nh h́nh sẽ ngày càng trở nên khó lường hơn trong tương lai.
Triều Tiên cũng được coi là mối đe dọa lớn đối với Mỹ.
Bên cạnh cuộc xung đột có thể xảy ra giữa Nga và NATO, khả năng nước Mỹ bị tấn công mạng quy mô lớn cũng là một nỗi lo ngại lớn được nêu ra trong cuộc khảo sát. Điều này càng được thể hiện rơ sau các cáo buộc của Washington rằng Nga đă can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Ngoài ra, “một vụ khủng bố để lại hậu quả rất lớn xảy ra trên lănh thổ Mỹ hoặc một nước đồng minh” cũng được coi là hiểm họa hàng đầu. Ông Trump đă nói rằng khủng bố là mối đe dọa rất lớn vào thời điểm hiện tại, và chính quyền của ông đang sẵn sàng để đấu tranh chống lại “các thành phần Hồi giáo cực đoan”.
Trong khi đó, việc Triều Tiên “thực hiện thử nghiệm hạt nhân hoặc tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, gây hấn quân sự hay xảy ra bất ổn chính trị trong nước” cũng được coi là khả năng có thể xảy ra. Trước khi rời nhiệm sở, cựu Tổng thống Barack Obama đă cảnh báo ông Trump rằng việc Triều Tiên nhanh chóng phát triển vũ khí hạt nhân, cụ thể là việc B́nh Nhưỡng đă đạt được những bước tiến trong việc lắp đặt đầu đạn hạt nhân lên một tên lửa có thể bắn đến Mỹ, phải được coi là hiểm họa hàng đầu.
Triều Tiên thường có những hành động gây hấn trong các thời điểm Mỹ chuyển giao chính trị, và Mỹ sẽ phải cần sự hợp tác của Trung Quốc để ngăn các chương tŕnh của Triều Tiên được thực hiện. Đây là điều khá khó khăn sau khi ông Trump nhận cuộc điện thoại chúc mừng từ lănh đạo Đài Loan, khiến Bắc Kinh tức giận.
Ngoài ra, các cuộc xung đột có rủi ro cấp độ một c̣n bao gồm việc Taliban đang tiếp tục xây dựng quân lực cũng như khả năng chính phủ Afghanistan sụp đổ. Bạo lực leo thang giữa quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và lực lượng vũ trang người Kurd và nội chiến ở Syria trở nên căng thẳng cũng là những vấn đề đáng được lưu tâm. Đáng chú ư là cuộc xung đột ở Syria trong cuộc khảo sát này không c̣n được coi là nguy cơ lớn như trong cuộc khảo sát vào năm ngoái.
Theo ông Stares, “chiến tranh Syria không c̣n được coi là có ảnh hưởng lớn đối với lợi ích của Mỹ trong năm 2017”. “Tôi không biết có phải là v́ người ta tin rằng điều tồi tệ nhất đă không xảy ra, hay là bởi những lo sợ trước đó về cuộc xung đột đă tan biến, hay cuộc chiến này đang đi đến hồi kết”, ông nói.
Cuộc chiến tại Syria sẽ c̣n tiếp diễn trong năm 2017.
Các cuộc xung đột được xếp vào cấp độ 2 trong cuộc khảo sát năm nay gồm có t́nh trạng bất ổn tại Venezuela do khủng hoảng chính trị và kinh tế ở quốc gia này và cuộc đối đầu quân sự giữa Trung Quốc và các cuộc gia trong khu vực. Ông Stares cho biết ông cảm thấy ngạc nhiên khi những người được hỏi không tin rằng khả năng giao tranh giữa Trung Quốc và các đồng minh của Mỹ tại châu Á như Nhật Bản và Philippines là khả thi, cũng như việc Iraq không c̣n là mối lo ngại hàng đầu của các chuyên gia và quan chức Mỹ trong năm nay.
Ngoài ra, xung đột cấp độ 2 cũng bao gồm xáo trộn trong nội bộ Liên minh Châu Âu do khủng hoảng di dân; giao tranh quân sự giữa Ấn Độ và Pakistan do một cuộc tấn công khủng bố hoặc do sự kiện bất ngờ xảy ra tại vùng trang chấp Kashmir; quan hệ Israel – Palestine đi xuông và sự rạn nứt chính trị tại Libya. Nhiều người tin rằng năm 2017 sẽ xảy ra nhiều sự kiện bạo lực do các nhóm vũ trang ở Pakistan gây ra, và giao tranh giữa quân nổi dậy và quân chính phủ Ukraine cũng như cuộc nội chiến ở Yemen sẽ leo thang.
Những người được hỏi cũng cho rằng hai cuộc xung đột đáng chú ư có thể xảy ra bao gồm sự bất ổn chính trị ở Philippines khi Tổng thống nước này tiến hành chiến dịch truy quét tàn bạo các băng đảng buôn ma túy, cũng như sự chuyên quyền ngày càng lớn của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ sau âm mưu đảo chính bất thành. Họ tin rằng, một âm mưu đảo chính hoặc một cuộc biểu t́nh quy mô lớn có thể xảy ra tại Thổ Nhĩ Kỳ. “Đôi khi các quan chức Mỹ tin rằng các chính phủ chuyên quyền là những đối tác tốt của Mỹ, nhưng rơ ràng là những quốc gia này đang tiềm ẩn nguy cơ bạo loạn”, ông Stares nói.
Âm mưu đảo chính bất thành ở Thổ Nhĩ Kỳ đã khiến nước này củng cố quan hệ hơn nữa với Nga.
Các cuộc xung đột được xếp vào cấp độ 3 trong cuộc khảo sát bao gồm những sự kiện có thể có ảnh hưởng lớn về con người cũng như t́nh h́nh địa chính trị, nhưng lại diễn ra tại những khu vực có tầm quan trọng không lớn đối với Mỹ. Chúng bao gồm bất ổn chính trị tại Burundi, Ethiopia, Công ḥa Dân chủ Congo, Thái Lan và Colombia. Thêm vào đó, các vụ khủng bố do các nhóm vũ trang al-Shabaab tại Somalia và Boko Haram ở Nigeria tiến hành, giao tranh ở Nam Sudan, xung đột giữa Armenia và Azerbaijan tại vùng Nagorno-Karabakh và hỗn loạn chính trị tại Zimbabwe cũng là những sự kiện được coi là có thể xảy ra.
Những người được hỏi cũng nêu ra những sự kiện có thể xảy ra như căng thẳng giữa Trung Quốc và Đài Loan, dao động về kinh tế và chính trị ở Mexico do các chính sách thương mại và nhập cư của Mỹ và bất đồng với Iran nếu thỏa thuận hạt nhân giữa nước này và Mỹ cùng các nước khác trên thế giới đổ vỡ.
Xét về những ảnh hưởng từ những chính sách của ông Trump đối với t́nh h́nh quốc tế, ông Stares đă nhắc lại lời của tân Tổng thống Mỹ, rằng quân đội Mỹ cần phải được phát triển “không phải để gây hấn với nước ngoài, mà là nhằm đề pḥng sự kiện bất ngờ”. Ông Stares tin rằng một lực lượng quân đội lớn mạnh là điều kiện cần đối với nền ḥa b́nh thế giới chứ không phải là điều kiện đủ.
“Nếu ông ta tin rằng sức mạnh quân sự là điều bắt buộc để xây dựng ḥa b́nh hoặc tạo ra sự khác biệt, tôi cho rằng ông ta đang nhầm”, ông Stares nói. “Việc xây dựng ḥa b́nh phụ thuộc rất nhiều vào những nỗ lực của Mỹ trên rất nhiều phương diện”. Việc Mỹ có lực lượng quân đội mạnh nhất thế giới “không ngăn Iraq tấn công Kuwait vào năm 1990 hay ngăn al-Qaeda tấn công nước Mỹ vào ngày 11/9”.
“Mỗi chính quyền Tổng thống Mỹ mới đều bị thử thách bởi một cuộc khủng hoảng”, ông Stares nói thêm. “Và thông thường, cách làm của họ ban đầu sẽ không đạt được kết quả như mong đợi”.