Dưới thời đại của ông Trump, các nước Châu Á cần tự đứng vững trên đôi chân của chính ḿnh. Các nước Châu Á cần tự định đoat lấy số phận của ḿnh trước khi để Mỹ và Trung Quốc quyết định. Hai nước này đang ngày càng trở nên nguy hiểm và khó đoán, v́ vậy, điều duy nhất Châu Á cần làm là tự nắm lấy số phận của ḿnh.
Giống như Châu Âu, các nước Châu Á phải tự định đoạt số phận của chính ḿnh, chứ không thể để cho Mỹ và Trung Quốc làm điều đó.
Đó là nhận định của ông Mihir Sharma, một nhà b́nh luận của hăng tin Bloomberg, trong bài viết đăng trên Asia Times ngày 23/1/2017.
B́nh luận viên của hăng tin Bloomberg, Mihir Sharma: Châu Á phải tự định đoạt số phận của ḿnh. Ảnh: Codex
Theo nhà b́nh luận Sharma, chính sách đối ngoại của chính quyền Donald Trump (đặc biệt khi liên quan đến Châu Á) là vừa có thể và không thể tiên đoán được.
Tiên đoán được là v́ ông Trump đă nhiều lần chỉ ra rằng ông đặt vấn đề nghi ngờ vai tṛ của Mỹ ở Châu Á như bảo đảm an ninh khu vực. Không thể dự đoán v́ không ai biết được những khía cạnh nào của vai tṛ đó có thể bị “trảm” hoặc bị thương lượng lại.
Phải chăng những khía cạnh đó là chiếc ô hạt nhân ở Đông Bắc Á? Hỗ trợ tự do hàng hải ở Biển Đông? Tiếp tục hiện diện quân sự của Mỹ ở Afghanistan?
Trên thực tế, Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn chứng minh rằng ông là một nhà giao dịch và tất cả mọi thứ bây giờ là con bài mặc cả.
Trong hoàn cảnh này, Châu Á có thể đối mặt với một trong hai kịch bản sau đây.
Trong kịch bản thứ nhất, thỏa thuận của ông Trump với Trung Quốc bị phá vỡ và cả hai lao vào cuộc đối đầu leo thang về kinh tế-chính trị. Điều này có nghĩa là ông Trump sẽ phải tái khẳng định sức mạnh của Mỹ ở Châu Á và ráo riết hơn trong việc kiềm chế Trung Quốc.
Theo kịch bản thứ hai, Tổng thống Donald Trump quyết định rằng chính sách Châu Á không nằm trong lợi ích của Mỹ hoặc tin rằng các “vạch đỏ” của Trung Quốc về an ninh là không đáng vi phạm, nếu so với các vấn đề thương mại song phương. Nếu kịch bản này xảy ra, một số nước Châu Á sẽ bị lép vế trước Trung Quốc ngày càng quyết đoán.
Nhưng đây cũng không phải là hai lựa chọn duy nhất đối với Châu Á. Thủ tướng Đức Angela Merkel mới đây từng tuyên bố rằng trong thời đại Donald Trump, số phận của Châu Âu “nằm trong tay người Châu Âu”. Điều này cũng đúng với phần c̣n lại của Châu Á.
Nếu muốn duy tŕ cả thịnh vượng lẫn tự do hành động, các cường quốc khu vực cuối cùng cũng phải tiến đến việc hợp tác gần gũi hơn, có quan hệ đối tác thực sự dựa trên lợi ích chung và giá trị chung.
Tại châu Á, tăng trưởng và ổn định kinh tế phụ thuộc vào thương mại. Các quốc gia từ Ấn Độ qua Indonesia đến Nhật Bản đều đ̣i hỏi một kiến trúc an ninh tôn trọng chủ quyền và không can thiệp vào thương mại, cũng như tăng cường tập trung vào kết nối cơ sở hạ tầng để có thể thúc đẩy ḍng chảy giao lưu hàng hóa.
Dự án “Một vành đai, một con đường” nhằm mục đích liên kết các nước Á-Âu với một mạng lưới đường sá, đường ống, cảng và cơ sở hạ tầng mà Bắc Kinh đang xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu của Trung Quốc. Nhưng dự án này cũng có thể gặp rắc rối khi các nước Châu Á nhận ra rằng họ sẽ phải trả tiền nhiều hơn những ǵ mà họ đă dự liệu.
Trong khi đó, Trung Quốc vẫn c̣n tương đối “đóng cửa” đối với các công ty và dịch vụ Châu Á, ngay cả khi hàng hóa Trung Quốc tràn ngập các nước láng giềng. Mặc dù công khai tuyên bố hỗ trợ một thế giới đa cực, nhưng dường như Trung Quốc đang t́m kiếm một Châu Á đơn cực.
Để tránh một kết cục như vậy, hầu hết các cường quốc Châu Á sẽ phải đứng lên và gánh vác trách nhiệm nhiều hơn. Nhật Bản sẽ phải công khai tuyên bố rằng nước này đang cạnh tranh với Trung Quốc trên cương vị một nhà tài trợ cho mạng lưới cơ sở hạ tầng ở Châu Á. Nhật Bản cũng phải đi đầu trong việc thực thi Hiệp định đối tác xuyên Thái B́nh Dương mà không có sự tham gia của Mỹ, nếu không muốn để cho Trung Quốc áp đặt các luật lệ thương mại mới.
Tương tự, Ấn Độ cũng cần cho thấy năng lực và quyết tâm. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đă nói về một Châu Á đa cực và đ̣i hỏi một cấu trúc an ninh "minh bạch, cân bằng và toàn diện” ở châu lục này”. Ông cho biết Ấn Độ Dương là do "những người sống trong khu vực” làm chủ.
Thậm chí, Thủ tướng Modi c̣n nói rằng chuẩn mực quốc tế, trong đó gồm tự do hàng hải, cần phải được áp dụng ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương". Qua đó, Ấn Độ cũng đang tiến vào một khu vực mà Trung Quốc tự coi là phạm vi ảnh hưởng.
Ấn Độ và những nước khác cần phải xây dựng sự đồng thuận dựa trên những chuẩn mực quốc tế. Quân đội các nước Châu Á cần học cách làm việc cùng nhau, tập trận và tuần tra chung với nhau. Ấn Độ phải vượt qua những nghi ngờ của nước này về các thỏa thuận thương mại mới, trong khi các quốc gia Đông Nam Á phải hành động vượt qua khuôn khổ ASEAN vốn đang bị Trung Quốc chia rẽ và t́m cách thao túng.
Nhà phân tích Mihir Sharma kết luận: Giống như Châu Âu, các nước Châu Á cũng cần phải tự định đoạt số phận của chính họ, trước khi bị Mỹ hoặc Trung Quốc đứng là làm điều này.