VBF-Một phụ nữ đă 60 tuổi nhưng không bỏ cuộc. Bà trở thành người đầu tiên trên đất Mỹ được giấy phép làm sữa chua kiểu Việt Nam. Bà hiện là chủ một tiệm bánh.
Một phụ nữ Việt, sau một thời gian dài bươn chải, vật lộn với đời sống ở Việt Nam, sang Mỹ làm lại cuộc đời, vậy mà nay là chủ tiệm bánh Tâm’s Bakery ở Westminster, làm và các thực phẩm người Việt ưa chuộng, nhưng đặc biệt nhất là có giấy phép đầu tiên sản xuất yogurt kiểu Việt Nam, tại vùng Little Saigon.
Bà Lê Thị Minh Tâm, chủ nhân Tâm’s Bakery, trước quầy bánh chưng Tết.
“Tôi qua Mỹ đoàn tụ với cha mẹ và gia đ́nh năm 2009. Hôn nhân đầu đổ vỡ, tôi ở vậy nuôi hai con, một cháu gái, năm nay 26 tuổi, sinh viên Cal State Long Beach môn kế toán; và một cháu trai, 24 tuổi, học môn h́nh sự tư pháp tại Fullerton College,” bà Lê Thị Minh Tâm, 60 tuổi, cư dân Garden Grove, chia sẻ.
Bà Tâm bên nồi bánh chưng nấu chín.
“Khoảng năm 1980-85, tôi ly dị khi cháu lớn hai tuổi và lúc ấy tôi mới sanh thêm một cháu trai. Để nuôi con, tôi buôn gánh bán bưng, sau mở một tiệm ăn nhỏ, bán thức ăn cho sinh viên và công nhân,” bà Tâm kể.
“Khi hoàn tất chương tŕnh biến chế thực phẩm Trường Công Nghiệp Thực Phẩm ở Sài G̣n, tôi thầu làm bánh cho Hyatt Hotel ở Sài G̣n được ba bốn năm, tôi bung ra làm ăn riêng. Lúc đầu tôi mở lớp dạy gia chánh từng món cho người muốn mở nhà hàng. Sau tôi làm việc một thời gian cho tiệm bánh Hỷ Long Môn, nổi tiếng chuyên bán bánh Trung Thu,” bà nói.
Bà cho biết, năm 2004 bà mở tiệm bánh riêng. Năm năm sau bà định cư tại Hoa Kỳ.
“Khi đến Mỹ, tôi lại thêm một lần làm lại từ đầu. Tôi phải đi làm cho một số nhà hàng Việt Nam ở Little Saigon, như nhà hàng $1.99, tiệm bánh ḿ Thanh Tâm, và nhà hàng chay Vạn Hạnh. Ngày nào không đi làm, tôi săn sóc mẹ già và lo cho hai đứa con tiếp tục đến trường,” bà kể.
Tôi lập gia đ́nh lần thứ hai năm 2011 và chúng tôi mở Tâm’s Bakery năm 2012.
“Để thích hợp với đời sống mới tại Mỹ, trong khi đi làm, tôi học thêm, và thi lấy chứng chỉ quản lư thực phẩm chuyên nghiệp do Conference For Food Protection cấp năm 2013,” bà Tâm nói.
“Chúng tôi muốn yogurt Việt Nam được người bản xứ và con cháu chúng ta tiếp tục ưa chuộng cái hương vị đặc biệt mà thế hệ chúng ta đă trải qua,” ông Thức Lai, 65 tuổi, chồng bà, nói.
“Khoảng ba năm trở lại đây, tất cả các chợ của người Việt đều bị sở y tế quận hạt cấm không cho bán yogurt, v́ đây là sản phẩm sản xuất tại gia, không kiểm soát được tiêu chuẩn khử trùng nghiêm chỉnh,” bà Tâm nói.
“V́ thế, chúng tôi quyết định đầu tư thời gian và tiền bạc qua một tiến tŕnh sáu tháng để xin giấy phép và giấy phép sản xuất yogurt. Chỉ riêng phần chuẩn thuận nhăn hiệu và gởi mẫu yogurt tới pḥng thí nghiệm, xác nhận các chất bổ dưỡng đă mất đi hai tháng,” ông Thức kể.
Các loại thực phẩm người Việt ưa chuộng như yogurt, bánh paté chaud, bánh chưng Tết, dưa món, tôm chua do Tâm’s Bakery sản xuất tại chỗ.
Sau khi có giấy phép, cơ quan kiểm soát thực phẩm CFDA đến kiểm tra quy tŕnh sản xuất yogurt Tâm’s Bakery mỗi ba tháng.
Bà Tâm nhấn mạnh: “Trong quá tŕnh sản xuất, từ lúc đổ vào b́nh khử trùng, sữa phải được đun nóng 145 độ F. Sau đó sữa được bơm sang máy đóng ly, rồi các ly yogurt được đem vào ḷ ủ cho lên men, từ 6-8 giờ đồng hồ, tùy loại sữa. Sau cùng là phải đóng nắp ly và phải có ṿng nhựa kín để bảo đảm chỉ người dùng là người mở ra lần đầu. Ly yogurt sau đó lúc nào cũng phải bỏ tủ lạnh, nhiệt độ giữ dưới, hoặc cao nhất, 42 độ F.
Chủ nhân Tâm’s Bakery cho biết: “Tiệm bánh thành lập được ba năm, về địa chỉ này qua năm thứ hai, ngoài yogurt, chúng tôi c̣n được biết đến qua món cơm cháy thịt chà bông, tôm chua, bánh paté chaud và bánh chưng dịp Tết và bún ḅ Huế ‘Có 102,’ Nghĩa là ‘có một không hai.’ Hiện nay, chúng tôi sản xuất cứ ba tuần được 6,000 ly yogurt, và có bán tại hầu hết các chợ Việt Nam.”
Bà cho biết việc giao yogurt cũng phải dùng xe đặc biệt giữ lạnh để bảo đảm sản phẩm theo luật quy định.
Hai người con của bà Tâm, ng̣ai giờ đi học, ra tiệm để giúp mẹ làm bánh hay giao yogurt, cơm sấy, cho các chợ Việt Nam.
“Ngày nào cũng thức dậy từ 2 giờ sáng để làm việc, tôi chỉ mong gầy dựng lại cơ nghiệp, để lại cho hai cháu, mong chúng nó biết chí thú làm ăn,” bà Tâm nói.
Cô Kim Sa Nguyễn, cư dân Garden Grove, một người đến đặt bánh chưng Tết, chia sẻ: “Món nào tôi thấy cũng ngon. Tôi đến hôm nay để đặt bánh chưng, bánh tét cho Thiếu Nhi Thánh Thể nhà thờ Saint Columban, bán gây quỹ hoạt động.”
Bà Tư Lê, 80 tuổi, cư dân Garden Grove, tâm sự: “Yogurt, tôm chua, và bún ḅ Huế ‘togo’ ở đây ngon lắm. Nhà tôi mới bị mất trộm, nhưng Tết vẫn phải cần mua bánh chưng cho con cháu ăn Tết!”