Nga thực sự nguy hiểm hơn chúng ta vẫn nghĩ. Sau vụ bê bối dùm beng về việc can thiệp vào kết quả cuộc bầu cử tại Mỹ, mới đây, cơ quan điều tra c̣n phát hiện thêm Nga đă can thiệp và chi phối vào kết quả bầu cử ở những 24 quốc gia. Dường như Mỹ không phải là nạn nhân duy nhất của chuyện này.
Chuyện nước lớn chi phối bầu cử ở các nước nhỏ trong phạm vi họ quan tâm là lẽ thường t́nh. Trước đây, người Mỹ luôn tự hào về chuyện này. Giờ đây, người Nga đang sướng âm ỉ bởi Mỹ cáo buộc Nga chi phối các cuộc bầu cử ở 24 quốc gia.
Lời cáo buộc… ngọt ngào
Tại cuộc điều trần ở Thượng viện Mỹ mới đây, Giám đốc t́nh báo Mỹ (CIA) James Clapper cáo buộc Nga gây ảnh hưởng tới các cuộc bầu cử ở 24 quốc gia trong 4 năm qua. Rất có thể là 20 quốc gia - James Clapper đính chính. Theo James Clapper, ở mức độ khác nhau người Nga đều tạo ra ảnh hưởng đến quan điểm chính trị của các nước trên thế giới. Nói th́ nói vậy nhưng James Clapper không đưa ra được các bằng chứng trong việc cáo buộc Nga.
Không riêng ǵ ở Mỹ, tại châu Âu làn sóng cáo buộc Nga gây ảnh hưởng tới các cuộc bầu cử cũng chẳng kém phần long trọng. Tờ báo Đức Frankfurter Allgemeine Zeitung khẳng định: “Không c̣n nghi ngờ rằng Nga sẽ ồ ạt gây ảnh hưởng đến chiến dịch tranh cử vào năm 2017”.
Chúng tôi đang nói về các cuộc tấn công không gian mạng và thông tin sai lệch mà Nga đứng đằng sau. Frankfurter Allgemeine Zeitung cũng cho rằng Đức sẽ phải đối mặt với “một chất lượng mới” của chiến dịch tranh cử. Cựu Tổng thống Latvia Valdis Zatlers nói trên kênh TV3 rằng các cuộc bầu cử sắp tới ở các vùng tự trị cũng sẽ chịu tác động từ phía Nga. Như vậy, bàn tay của Moskva “chọc ngoáy” đến cả các cuộc bầu cử địa phương!
Frankfurter Allgemeine Zeitung cũng trích lời cựu Tổng thống Bulgaria Rosen Plevneliev, người đă cảnh báo Liên minh châu Âu trước những nỗ lực gây bất ổn từ Nga. Theo Plevneliev, “có rất nhiều dấu hiệu cho thấy Moskva đang tài trợ cho các đảng phái và các phương tiện truyền thông cả ở Bulgaria và các nước thành viên EU nhằm chống lại châu Âu”. Rosen Plevneliev nhắc lại rằng Tổng thống mới được bầu của Bulgaria - Tướng Rumen Ra dev, như cách nói ở phương Tây là “thân Nga” sẽ nhậm chức vào ngày 22/1.
Ngay ở Mondova, ứng cử viên Maia Sandu sau khi thất bại trong cuộc bầu cử công bố ư định kháng cáo kết quả bầu cử tại Ṭa án Hiến pháp. Theo bà, cuộc bầu cử là không đúng, không tự do, tuy nhiên, sau đó, Maia Sandu im lặng.
Người đọc sẽ không tin nhưng ngay cả ở Pháp, nơi tất cả các ứng cử viên được chấp nhận tham gia cuộc bầu cử Tổng thống đều… thân Nga. Francois Fillon và Marine Le Pen là một ví dụ. Không ít chính trị gia nói rằng Paris nên cẩn thận với sự can thiệp của Nga trong cuộc bầu cử vào năm 2017. Đại biểu Quốc hội Pháp Marie Le Vern viết trên tờ Libération: “Sự can thiệp tương tự như vậy không chỉ không thể chấp nhận được đối với chúng tôi”.
Thái độ của người Nga trước những lời cáo buộc
Trước hết, Nga phủ nhận tất cả những cáo buộc trên. Về cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vừa qua, người phát ngôn Điện Kremlin D. Peskov khẳng định, Nga không có quyền và cũng không có ư định can thiệp vào chiến dịch vận động tranh cử tại Mỹ. Chiến dịch vận động tranh cử Tổng thống là vấn đề nội bộ của nước Mỹ.
Ở một góc độ khác, dân chúng Nga tỏ thái độ thật sự hả hê trước những cáo buộc trên. Đúng hay không chả quan trọng, điều cơ bản là chưa bao giờ “quyền lực mềm” của Nga lại mạnh đến vậy. Cuộc chiến tại Syria đă đưa Nga trở lại vị trí siêu cường và tầm ảnh hưởng của họ không ngừng lan tỏa. Cuộc hội kiến gần đây của người chỉ huy của Quân đội quốc gia Libya (LNA) - Tướng Khalifa Haftar trên tàu sân bay “Đô đốc Kuznetsov” là một ví dụ. Vào thời điểm hiện tại, Nga đang cân nhắc có nên xây dựng căn cứ quân sự tại Libya.
Năm 2016 là năm đại thành công của V.Putin. Người Nga đi hết từ thắng lợi này đến thắng lợi khác và tất nhiên vị thế của họ ngày một khẳng định trên trường quốc tế. Theo các nhà phân tích, có lẽ v́ thế mà các nước phương Tây ra sức cáo buộc Nga gây ảnh hưởng đến hệ thống chính trị của họ qua các cuộc bầu cử.