Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump sẽ phải đương đầu với “cỗ máy chiến tranh Mỹ", nếu ông cố t́m cách đạt được thỏa thuận với Nga.
Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump sẽ phải đối mặt với “cỗ máy chiến tranh” Mỹ, nếu ông cố t́m cách đạt được thỏa thuận với Nga. Ảnh: Reuters
Ông Trump sẽ phải đương đầu với “cỗ máy chiến tranh Mỹ"... là nhận định của phóng viên John Pilger, người từng nhận được giải thưởng báo chí.
Nhà báo John Pilger cho rằng Tổng thống đắc cử Donald Trump có thể muốn đạt được thỏa thuận với Nga, nhưng "t́nh báo Mỹ và khối an ninh quốc gia chỉ hướng tới chiến tranh”. Trong một cuộc phỏng vấn với RT, ông Pilger nói: "Có một áp lực lớn buộc ông ta (Tổng thống Donald Trump) không làm điều đó".
Ông Trump hiện đang chịu áp lực từ phía đảng Cộng ḥa vốn kêu gọi trừng phạt cứng rắn hơn đối với Nga và từ phía những người muốn mềm mỏng hơn với Moscow.
Nhà báo Pilger nhận định: "Ngành kinh doanh lớn nhất của Mỹ là chiến tranh. Lockheed Martin và tất cả các công ty vũ khí lớn khác đều có nhiều ảnh hưởng đến chính quyền và quốc hội Mỹ. Cái gọi là cộng đồng t́nh báo và khối an ninh quốc gia chỉ hướng tới chiến tranh".
Theo nhà báo kỳ cựu John Pilger, tham vọng cuối cùng của các thế lực diều hâu ở Washington là thay đổi chế độ ở Nga, “chia cắt Liên bang Nga". Ông lưu ư đến hành động can thiệp của Mỹ vào nhiều nước trên thế giới kể từ cuối Chiến tranh thế giới thứ II. Ông nói: "Mỹ thường chỉ tấn công các nước thụ động. Họ hiếm khi tấn công các nước có thể tự vệ và đứng vững trên đôi chân của ḿnh”.
Chính v́ vậy mà hành động "khiêu khích liều lĩnh” ở biên giới phía Tây với Nga và ở khu vực Châu Á- Thái B́nh Dương với Trung Quốc là "hơi bất thường" v́ điều này sẽ dẫn đến "mức độ rủi ro” cao hơn.
Nhà báo Pilger đề cập đến việc NATO triển khai lực lượng ở Đông Âu. Hồi đầu tháng 1/2017, khoảng 2.800 thiết bị quân sự và 4.000 binh sĩ từ cảng Bremerhaven ở Đức đă được chuyển tới các căn cứ khác nhau của NATO.
Ông Pilger nói: "NATO là một cỗ máy chiến tranh và là công cụ của Mỹ. V́ sao NATO làm điều này? Tôi nghĩ rằng đó là chiến lược cực đoan của Mỹ. Và ‘giải thưởng’ trong chiến dịch này là Nga”. Nhà báo Pilger nói thêm rằng NATO gần như giành được giải thưởng này dưới thời Boris Yeltsin (1991-1999), tổng thống đầu tiên của nước Nga sau sự sụp đổ của Liên bang Xô viết. Ông cho biết: "Và điều khiến Mỹ thực sự khó chịu là nước Nga lại độc lập và đó là điều không thể chấp nhận”.
Therealtz © VietBF