Chính sách mà ông Trump ban hành đang khiến các chuyên gia hàng đầu nước Mỹ hết sức quan ngại. Tính khả thi của chính sách này đang là vấn đề mà nước Mỹ phải đối mặt. Điều này nếu được thực thi sẽ khiến nước Mỹ giảm sức cạnh tranh một cách đáng kể và sẽ khiến tương lai của nước này tăm tối đi…
Đại diện Thương mại Mỹ sắp măn nhiệm Mike Froman cảnh báo rằng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nước này đang bị đe dọa bởi những chính sách thương mại của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Chính sách của ông D.Trump đe dọa năng lực cạnh tranh của kinh tế Mỹ.Ảnh: THX/ TTXVN
Ông Trump từng tuyên bố, ông sẽ buộc các công ty Mỹ phải duy tŕ hoạt động của nhà máy ở trong nước, đồng thời tăng thuế đánh vào những hăng sản xuất hàng hóa ở bên ngoài xuất vào thị trường nội địa. Ông Trump c̣n khẳng định sẽ đưa nước Mỹ ra khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái B́nh Dương (TPP) ngay sau khi nhậm chức.
Theo ông Froman, về lâu dài, những chính sách này sẽ làm giảm đáng kể năng lực cạnh tranh của nền kinh tế cũng như công ty Mỹ. Trong khi đó, quyết định rút lui khỏi TPP đồng nghĩa với việc trao chiến thắng mang tầm chiến lược vào tay Trung Quốc.
Ông Froman - người được coi là "kiến trúc sư trưởng" xây dựng TPP - nhấn mạnh rằng Tổng thống đắc cử Donald Trump đang đẩy các đồng minh của Mỹ vào quỹ đạo ảnh hưởng của Trung Quốc, và từ bỏ vị thế nước lớn ở châu Á - Thái B́nh Dương.
Nước Mỹ cũng từ bỏ cơ hội thiết lập các quy định mới trong lĩnh vực thương mại tại khu vực châu Á - Thái B́nh Dương. TPP không phải là một thỏa thuận thương mại tự do, mà là một khối kinh tế do Mỹ dẫn đầu và không có sự tham gia của Trung Quốc. TPP là "mũi nhọn" kinh tế trong chiến lược “xoay trục sang châu Á” của chính quyền Tổng thống Barack Obama.
Gần đây, ông Trump đă khuấy động mạng xă hội khi yêu cầu các công ty Mỹ phải đưa nhà máy sản xuất về trong nước. Theo ông, các hăng sản xuất ô tô như Ford, General Motors hay Toyota nếu không muốn gánh chịu thêm khoản thuế biên mậu th́ chuyển hoạt động sản xuất từ Mexico sang Mỹ. Động thái của ông Trump được tung hô như một giải pháp thúc đẩy khu vực sản xuất chế tạo và mang lại thêm việc làm cho người dân Mỹ.
Tuy nhiên, ông Froman cho rằng chính sách này sẽ tạo ra nhiều rủi ro về lâu dài khi năng lực cạnh tranh của nền kinh tế suy giảm. Hiện dư luận vẫn đánh giá thấp nguy cơ của việc áp thuế đánh vào các công ty Mỹ và nước ngoài sản xuất hàng ở bên ngoài để xuất khẩu vào thị trường nước này.
Theo ông Froman, để hỗ trợ hoạt động xuất khẩu và tạo thêm việc làm, chính phủ của Tổng thống Donald Trump cần tăng cường cạnh tranh với các nước như Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ. Một số thành viên đảng Cộng ḥa tại Quốc hội Mỹ, trong đó có Chủ tịch Hạ viện Paul Ryan, tuyên bố rằng họ sẽ t́m mọi cách ngăn cản động thái của ông Trump nhằm áp đặt các mức thuế mới.
Trước đó, giới doanh nghiệp Mỹ cũng đă lên tiếng cảnh báo về kỷ nguyên "địa phương hóa" thay thế cho xu hướng "toàn cầu hóa" khi ông Trump - một người có quan điểm dân túy, lên nắm quyền tại Mỹ.
Thông cáo gần đây về việc ông Donald Trump sẽ thành lập một Hội đồng Thương mại Quốc gia mới và nhân vật đứng đầu sẽ là Giáo sư Peter Navarro của trường Đại học California c̣n báo hiệu một thực tế là chính quyền của ông sẽ nhanh chóng tiến hành các biện pháp cứng rắn về thương mại như đă hứa.
Giáo sư Navarro cũng là thành viên nổi bật trong chiến dịch chuyển giao quyền lực của ông Trump, người nổi tiếng với các kế hoạch vận động liên quan tới chính sách thương mại có phần hiếu chiến nhằm chống lại Trung Quốc.
Trên thực tế, chiến thuật mạnh tay của chính quyền Trump và các mối đe dọa của hành động thương mại mang tính trừng phạt sẽ gần như chắc chắn kích hoạt kế hoạch trả đũa và làm suy yếu tăng trưởng kinh tế cũng như thương mại thế giới, trong đó bao gồm cả Mỹ. Hăng tin CNN ngày 5/1 cho biết nhóm chuyển giao quyền lực của ông Trump đă thảo luận về đề xuất tăng mức thuế nhập khẩu lên đến 10%.
Các doanh nghiệp Mỹ đă phản ứng lại với vấn đề cấp bách này. Một nguồn tin đă nói với hăng tin CNN rằng “đ̣n búa tạ trong chính sách thương mại” của ông Trump sẽ “áp một chi phí rất nặng nề lên nền kinh tế Mỹ, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất, chế tạo và công nhân Mỹ”.
Giống như các đối tác của họ trên toàn thế giới, các nhà sản xuất Mỹ dựa vào chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ bị ảnh hưởng bởi chính sách thuế. Sự hiện diện của ông Navarro là bằng chứng cho cuộc đối đầu thương mại chắc chắn sẽ dẫn đến chiến tranh thương mại: chính sách vận động ồn ào và gay gắt của ông về các biện pháp trừng phạt thương mại đối với Trung Quốc song hành với các chiến dịch kêu gọi chuẩn bị cho xung đột.
Nhóm chuyển giao quyền lực của ông Trump cho biết Hội đồng Thương mại Quốc gia sẽ làm việc với Hội đồng An ninh Quốc gia và các cơ quan khác thuộc Nhà Trắng để thực hiện khẩu hiệu của Tổng thống đắc cử, đó là “ḥa b́nh và thịnh vượng thông qua sức mạnh quân sự và kinh tế”./.