VBF-Dù là một đất nước rất yêu động vật nhưng v́ nạn chim làm thiệt hại mất mát quá nhiều. Nhiều vụ việc c̣n nghiêm trọng ảnh hưởng tới tính mạng con người tại sân bay New York. Chính v́ thế việc ra tay tiêu diệt 70 ngàn con chim đă phải làm.
Sau sự kiện “cơ trưởng Sully”, khi một chiếc máy bay phải hạ cánh xuống sông Hudson v́ đâm phải chim, các sân bay đă đẩy mạnh chiến dịch diệt chim để dọn chỗ trên bầu trời.
AP ngày 15/1 đưa tin hơn 70.000 con ṃng biển, sáo đá, ngỗng và các loại chim khác quanh khu vực thành phố New York (Mỹ) đă bị tiêu diệt kể từ vụ tai nạn năm 2009, phần lớn bằng cách bắn hoặc đặt bẫy.
Dù vậy, không rơ biện pháp này có làm bầu trời New York an toàn hơn hay không cho máy bay.
Việc máy bay va chạm với chim xảy ra rất thường xuyên ở New York. Ảnh: AP.
Sử dụng số liệu của các cơ quan liên bang để phân tích,AP cho rằng sau khi chiến dịch giết chim ở các sân bay LaGuardia và Newark được đẩy mạnh, số vụ va chạm của máy bay với chim chóc lại tăng lên.
Cụ thể, trước vụ tai nạn năm 2009, trung b́nh mỗi năm 2 sân bay trên ghi nhận 159 vụ va chạm với chim chóc, trong khi con số này tăng lên 299 vụ/năm sau tai nạn. Tuy nhiên, một giả thiết khác là sau vụ việc trên sông Hudson, các số liệu được ghi chép cẩn thận hơn.
Tại sân bay John F. Kennedy, số vụ va chạm chim được ghi chép tăng lên trong khi số chim bị giết giảm nhẹ. Sân bay John F. Kennedy vốn nằm trên tuyến đường di trú của chim và có chương tŕnh giết chim được tiến hành mạnh trước cả vụ tai nạn năm 2009.
“Cần giải pháp dài hạn để không phụ thuộc quá nhiều vào việc giết chim và vẫn giúp chúng ta an toàn trên bầu trời”, AP dẫn lời ông Jeffrey Kramer của GooseWatch NYC – một nhóm vận động cho việc chung sống ḥa hợp giữa con người với thiên nhiên, t́m kiếm các giải pháp nhân văn cho các xung đột với thiên nhiên tại New York.
GooseWatch NYC đề xuất cải tiến hệ thống radar để phát hiện sớm và chính xác hơn những đàn chim “nguy hiểm”.
Trong khi đó, các quan chức của chương tŕnh giết chim cho rằng hoạt động này đă làm bầu trời an toàn hơn, với bằng chứng là không có tai nạn lớn nào kể từ “điều kỳ diệu trên sông Hudson” năm 2009.
Ngày 15/1/2009, chiếc máy bay của hăng hàng không US Airways, chuyến bay số hiệu 1549, cất cánh từ sân bay LaGuardia và ngay lập tức đâm phải một đàn ngỗng Canada. Hai động cơ máy bay đều bị hỏng. Cơ trưởng Chesley “Sully” Sullenberger đă điều khiển máy bay hạ cánh an toàn xuống ḍng sông Hudson. Tất cả 115 người trên máy bay sống sót.
Chiếc máy bay hạ cánh trên sông Hudson ngày 15/1/2009. Ảnh: AP.
Câu chuyện kỳ diệu này được kể lại trong bộ phim Sully(2009) với sự diễn xuất của Tom Hanks.
Trong khi cơ trưởng Sully trở thành anh hùng, ngỗng bị xem là kẻ gây tai họa trên bầu trời và trở thành mục tiêu quanh các sân bay LaGuardia, John F. Kennedy và Newark.
Việc máy bay đâm phải chim là chuyện thường ngày ở New York nhưng những vụ va chạm này thường không gây ra hư hại lớn cho máy bay hoặc kéo theo tai nạn.