Hiện tân Tổng thống Mỹ Donald Trump chịu quá nhiều sức ép từ nhiều phía. Ông Trump muốn loại bỏ các di sản của Tổng thống Obama về cả đối nội và đối ngoại, nhưng quan trọng nhất là chính sách đói với Nga, ông muốn hợp tác với Putin. Mỹ đang cố gắng để buộc Donald Trump tiếp tục theo đuổi chính sách gây chiến mà các đời Tổng thống trước đă làm và ngăn ông này tiếp cận Nga.
Ông Willy Wimmer, cựu nghị sĩ đảng Liên minh Dân chủ Kitô giáo Đức (CDU) và là một cựu phó chủ tịch của Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE) cho biết: “Sau khi chứng kiến t́nh h́nh ở Washington, tôi cảm thấy rằng phe thua cử Tổng thống đang không chấp thuận Tổng thống được dân bầu là ông Trump. Những ǵ đang diễn ra cứ như thể một cuộc nội chiến sắp được bắt đầu”.
Ông Donald Trump đang chịu rất nhiều sức ép từ nhiều phía.
Ông Wimmer cũng nói thêm rằng không chỉ có thành viên đảng Dân chủ, những người đặt cược vào bà Hillary Clinton, mà cả những người thuộc đảng Cộng ḥa cũng tấn công kế hoạch xây dựng quan hệ ngoại giao của ông Donald Trump với nước ngoài. Theo ông, những chính sách của ông Trump sẽ là đ̣n đánh nặng nề đối với giới “diều hâu” Mỹ.
“Hiện đang tồn tại một mạng lưới chống đối ông Trump, người sẽ trở thành Tổng thống vào ngày 20/1 tới. Tôi nhận thấy rằng nh́n chung, người dân các nước châu Âu đều mong muốn thiết lập quan hệ tốt đẹp với Liên bang Nga”, ông Wimmer nói và tin rằng chiến dịch truyền thông nhằm bêu xấu Trump mà ta đang thấy giống với những ǵ họ đang làm nhằm hạ thấp uy tín của Nga.
Ông Wimmer tin rằng chiến dịch bêu xấu ông Trump vận hành hết công suất, khi hàng loạt bài báo chỉ trích tỉ phú người Mỹ xuất hiện “trên tất cả các trang báo lớn trên toàn thế giới”. Mục đích của chiến dịch này là nhằm “ép Tổng thống Mỹ mới theo đuổi chiến lược hiệu quả hơn và thực hiện các động thái hiếu chiến như các đời Tổng thống trước đây”.
“Rơ ràng là giữa đảng Dân chủ và đảng Cộng ḥa đang có một mang lưới rất chặt chẽ và những người này không chấp nhận kết quả bỏ phiếu”, cựu nghị sĩ người Đức cho biết.
Ông Wimmer cho biết, mặc dù quan hệ giữa Nga và EU đă xấu đi trong vài năm qua sau khi bán đảo Crimea sáp nhập vào Nga, dẫn đến việc phương Tây áp đặt lệnh cấm vận lên Nga, EU và Moscow “có quan hệ rất tốt đẹp, trước khi chính sách đối ngoại của Mỹ đột ngột thay đổi”.
“Giờ đây chúng ta đang lâm vào t́nh cảnh rằng cuộc bầu cử sắp tới tại Đức sẽ có rất nhiều người bàn tán về những lư do gây xung đột với Nga”, ông Wimmer nói. Theo ông, căng thẳng giữa Nga và EU được coi là “những ngày sóng gió nhất từ trước tới nay”.
Ông Wimmer tin rằng để tránh xảy ra xung đột, thay v́ theo đuổi những lợi ích trước mắt, các nước “nên nh́n vào toàn cục”.
“Tôi tin mọi người dân châu Âu đều muốn ông Trump ngồi vào bàn làm việc, thực hiện những chính sách mà ông đă nêu trong các bài phát biểu trước đây, đó là thiết lập quan hệ tốt đẹp với các nước trên thế giới, trong đó bao gồm Liên bang Nga”, ông nói.