Trung Quốc bao giờ cũng coi Đài Loan là một phần không thể thiếu trong chủ quyền lănh thổ của họ. Bắt buộc mọi quốc gia trên thế giới phải tôn trọng chính sách "một Trung Quốc". Những động thái của ông Trump vừa qua khiến Tập Cận B́nh nổi giận lôi đ́nh. Bởi vậy quan hệ Mỹ - Trung – Đài Loan: B́nh mới, rượu cũ, căng thẳng mới.
Theo tờ Nikkei của Nhật Bản, động thái sai lầm hay nóng vội của một trong những bên có liên quan có thể “nhồi” thêm căng thẳng Trung Quốc - Đài Loan, khiến eo biển Đài Loan trở thành một điểm nóng khác bên cạnh bán đảo Triều Tiên ở Đông Á.
Mối quan hệ giữa Đài Loan và Trung Quốc đă trở lại vị trí trung tâm trong các vấn đề địa chính trị Đông Á khi có sự thay đổi về người lănh đạo ở Đài Bắc và Washington.
Phát biểu chào mừng năm mới 2017, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh đă tái khẳng định tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với Đài Loan. Ông khẳng định, Bắc Kinh sẽ không bao giờ thay đổi chính sách Một Trung Quốc hay luôn xác định Đài Loan là một tỉnh của Trung Quốc.
Trước đó vài ngày, tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc đă đi qua eo biển Bashi, khu vực chỉ cách bờ biển phía nam của Đài Loan khoảng 170 km.
Trong khi đó, phía Đài Loan dường như cũng có lập trường cứng rắn không kém. Hôm 30/12, nhà lănh đạo Đài Loan Thái Anh Văn đă đến thăm một doanh trại quân đội ở thành phố Đào Viên để kiểm tra các binh sĩ và quan sát các hoạt động đào tạo với trực thăng Apache, Black Hawk mua từ Mỹ.
Chỉ một tuần trước đó, bà Thái cũng đă tới thăm một trung tâm chỉ huy không quân ở Đài Bắc. Tại đây bà yêu cầu tăng cường các hoạt động giám sát trên không bằng chiến đấu cơ F-16.
Nhà lănh đạo Đài Loan Thái Anh Văn thăm một doanh trại ở Đào Viên hôm 30/12/2016.
Tại một xưởng đóng tàu tại thành phố cảng miền nam Kaohsiung, Đài Loan đă bắt đầu tiến hành dự án phát triển tàu ngầm. Đây được cho là dự án quan trọng đối với quốc pḥng Đài Loan.
Theo tờ Nikkei, hôm 28/12, khi các phóng viên tới thăm, xưởng đóng tàu này đang được bảo vệ nghiêm ngặt. Hăng đóng tàu CSBC của chính quyền Đài Loan đă nhận được đơn hàng phát triển thiết kế tàu ngầm cơ bản cách đó mới 6 ngày.
Xưởng đóng tàu Kaohsiung nằm ngay cạnh Tập đoàn sản xuất thép China Steel, thuộc sự quản lư của chính quyền Đài Loan. Thép sẽ được chuyển trực tiếp đến xưởng đóng tàu.
Một lănh đạo của CSBC nói: "Tầm nh́n từ thời ông Lư Đăng Huy [nhà lănh đạo Đài Loan trong khoảng thời gian 1988-2000] cuối cùng đă thành sự thực”.
Theo Nikkei, tàu ngầm là tài sản quân sự quan trọng, có thể hoạt động như một con át chủ bài chống lại các tàu sân bay. Từ lâu, việc nâng cấp hạm đội tàu ngầm đă được Đài Loan đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, áp lực từ phía Bắc Kinh đă khiến cho mục tiêu này trở nên khó khăn đối với Đài Loan bởi không có nhà cung cấp nào dám bán cho Đài Loan.
Hồi năm 2001, Mỹ cho biết sẽ cung cấp 8 tàu ngầm chạy bằng diesel cho Đài Loan. Nhưng kế hoạch này không thành công do lo ngại sẽ gây căng thẳng với Bắc Kinh.
Ư tưởng tự đóng tàu ngầm đă xuất phát từ thời ông Mă Anh Cửu nhưng không thể phát triển được hơn nữa. Mọi thứ đă thay đổi đáng kể từ khi bà Thái lên nắm quyền hồi tháng 5/2016. Một tháng sau khi nhậm chức, bà đă quyết định phân bổ 14,6 tỷ USD trong giai đoạn 2018-2030 để nâng cấp hạm đội hải quân, bao gồm cả tàu ngầm.
Ông Donald Trump sẽ giúp Đài Loan phát triển tàu ngầm?
Theo tờ Nikkei, rơ ràng, những động thái gần đây của Đài Loan là để ám chỉ rằng ḥn đảo này đang sẵn sàng đối mặt với những áp lực quân sự từ Bắc Kinh.
Ông Trump sẽ ảnh hưởng thế nào đến quan hệ Trung Quốc – Đài Loan?
Khó khăn của Đài Loan hiện tại là họ không thể tự đóng tàu ngầm nếu không được chuyển giao công nghệ từ nước ngoài. Một số người ở Đài Loan tin rằng chính phủ Mỹ dưới thời ông Donald Trump sẽ giúp Đài Loan tự đóng tàu ngầm. Họ có suy nghĩ đó bởi gần đây ông Trump đặt câu hỏi rằng, Mỹ có nhất thiết phải duy tŕ lập trường rằng Đài Loan là một phần của Trung Quốc hay không.
Một quan chức thuộc Đảng Dân chủ Tiến bộ cầm quyền của Đài Loan cho hay: "Những ǵ không thể dưới chính quyền Obama sẽ trở thành có thể khi ông Trump vào Nhà Trắng”.
Theo Nikkei, dường như Bắc Kinh đă nhận thức được việc Mỹ dưới quyền của ông Trump sẽ thay đổi chính sách với Trung Quốc nên nước này đă không ngừng đưa ra những tuyên bố mạnh mẽ.
Hôm 28/12, Phát ngôn viên Văn pḥng các Vấn đề về Đài Loan của Trung Quốc An Fengshan nhấn mạnh, Bắc Kinh kiên quyết phản đối sự hợp tác quân sự giữa Mỹ và Đài Loan cũng như việc mua bán vũ khí giữa hai bên. Đài Loan là vấn đề nhạy cảm và phức tạp nhất trong quan hệ Trung - Mỹ".
Nhiều tờ báo Trung Quốc cũng đă lên tiếng cảnh báo trực tiếp bất cứ khát vọng độc lập nào của Đài Loan, cũng như những tuyên bố của ông Donald Trump về Bắc Kinh và Đài Bắc. Họ c̣n cảnh báo rằng, mỗi bước đi chống đối của bà Thái Văn Anh đều sẽ phải hứng chịu hậu quả.
Trong khi đó, không ít chuyên gia ở Trung Quốc và Đài Loan tin rằng ông Trump chỉ đơn giản muốn sử dụng Đài Loan làm quân bài mặc cả trong các cuộc đàm phán thương mại và nhiều vấn đề khác với Bắc Kinh. Chính quyền của ông Trump sẽ chính thức bắt đầu từ ngày 20/1 tới, nhưng vẫn chưa rơ chính sách về châu Á của Mỹ có thay đổi ǵ không so với thời ông Obama.
Nikkei nhận định, trong bối cảnh hiện nay, một động thái sai lầm hay nóng vội của một trong những bên có liên quan có thể “nhồi” thêm căng thẳng Trung Quốc - Đài Loan, làm cho eo biển Đài Loan trở thành một điểm nóng khác bên cạnh bán đảo Triều Tiên.