Quan hệ Mỹ - Trung dường như đă xấu đi ngay cả trước khi ông Trump trở thành Tổng thống. Những lí do như vấn đề Đài Loan và lĩnh vực thương mại đang có tác động xấu tới quan hệ hai nước.
Quan hệ với Đài Loan
Người đứng đầu chính quyền Đài Loan, Thái Anh Văn, có chuyến công du ở các nước Mỹ Latinh vào ngày 8/1 khiến Trung Quốc vô cùng lo lắng. Đây không phải lần đầu tiên bà Thái Anh Văn “quá cảnh” ở Mỹ song lại là lần khiến Trung Quốc lo ngại hơn cả. Ngay sau khi thắng cử, ông Donald Trump đă có cuộc điện đàm với bà Thái Anh Văn.
Đây là sự kiện chưa từng có tiền lệ suốt gần 4 thập niên qua và không khỏi khiến Trung Quốc “nóng mặt”. Sau cuộc điện đàm, ông Donald Trump đă đặt dấu hỏi về chính sách “một Trung Quốc” – vấn đề “nhạy cảm” hàng đầu trong mối quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh. Cần phải nhắc lại rằng, kể từ năm 1979 đến nay, quan điểm trong chính sách ngoại giao của Mỹ là “công nhận Chính phủ nước Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa là chính phủ hợp pháp duy nhất của Trung Quốc, thừa nhận chính sách một Trung Quốc và Đài Loan là một phần của Trung Quốc”.
V́ vậy, nếu Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump làm thay đổi quan điểm và lập trường về nguyên tắc ngoại giao với Trung Quốc th́ đây sẽ là một “đ̣n mạnh” giáng vào mối quan hệ vốn đầy sóng gió và nghi kỵ. Bản thân giới chính trị và các nhà ngoại giao Mỹ đều tỏ ra lo ngại vấn đề này. Trong những tuần cuối cùng tại vị, Tổng thống Barack Obama cảnh báo về một sự thay đổi có thể dẫn tới các hậu quả nghiêm trọng trong quan hệ của Mỹ với Bắc Kinh. Ông Obama cho rằng, “khái niệm “một Trung Quốc” là trọng tâm trong ư niệm của họ về đất nước và nếu muốn làm lung lay ư niệm này, cần phải cân nhắc kỹ những hậu quả”.
Mới đây, trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cũng trấn an Bắc Kinh rằng “Mỹ sẽ tiếp tục duy tŕ chính sách một Trung Quốc”. Điều đó đủ thấy, giới chức Washington thừa nhận tính nghiêm trọng của vấn đề một khi Tổng thống mới táo bạo hoạch định chính sách với Trung Quốc. V́ thế, dù muốn tạo sự “khác biệt” nhưng Tổng thống thứ 45 của Mỹ cũng khó có thể làm đảo lộn hoặc “quay ngoắt” một chính sách nào đó, trong đó có chính sách ngoại giao với Bắc Kinh. Theo các nhà quan sát, nhiều khả năng ông Trump sẽ coi Đài Loan như một “quân bài” trong việc “mặc cả” với Trung Quốc. Nếu như vậy, quan hệ Mỹ - Trung rồi sẽ lại rơi vào trạng thái “thừa nghi kỵ, thiếu niềm tin”.
“Va chạm” về thương mại
Không chỉ có vấn đề Đài Loan, thương mại cũng có thể là vấn đề gây nên “cuộc chiến” Mỹ - Trung. Những ngày qua, ông Trump đă chọn xong đội ngũ “cầm cân nảy mực” về quan hệ thương mại của Mỹ và những cái tên đó đều có quan điểm chung là cứng rắn với Trung Quốc. Báo chí Trung Quốc cũng thừa nhận “bộ 3” Robert Lighthizer (Đại diện Thương mại Mỹ), Peter Navarro (Giám đốc Hội đồng Thương mại Quốc gia của Nhà Trắng) và Wilbur Ross (Bộ trưởng Thương mại) cùng hợp sức lại trong chính quyền mới của Tổng thống đắc cử Trump th́ khả năng sẽ làm thay đổi trật tự thương mại mà Mỹ đang theo đuổi.
Với cam kết “mang việc làm về cho nước Mỹ”, Tổng thống đắc cử Trump có thể buộc các công ty lớn hạn chế việc sản xuất ở nước ngoài, trong đó có Trung Quốc, và mang việc làm về cho người dân Mỹ. Bằng chứng là các nhà sản xuất ô tô lớn hàng đầu thế giới như Ford, Toyota hay General Motor đang chịu sự chỉ trích của ông Trump khi sản xuất xe tại các nhà máy có chi phí thấp ở Mexico - điều mà như ông nói là làm mất việc làm của người Mỹ. Nếu một làn sóng các doanh nghiệp cũng đồng loạt rời khỏi Trung Quốc để về Mỹ th́ sẽ là thất bại đối với nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.
Nhưng điều khiến Bắc Kinh đau đầu nhất là việc ông Trump từng tuyên bố áp thuế đến 45% đối với các mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc hay cáo buộc nước này phá giá đồng nhân dân tệ khi ông chính thức nhậm chức. V́ thế, giới chức Trung Quốc đă nghĩ tới những đ̣n trả đũa nếu chính quyền tương lai của ông Trump hiện thực hóa những cam kết. Không thể phủ nhận, nếu cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung nổ ra sẽ kéo theo hàng loạt hệ lụy khó lường cho kinh tế 2 nước nói riêng và toàn cầu nói chung.
VietBF © sưu tầm