Vietbf.com - Điểm lại những chiến hạm các nước trên thế giới đă từng một thời khét tiếng trong lịch sử quân sự , khiến những nước này rất tự hào vốn có chiến hạm mạnh về vũ trang để kẻ địch khi thấy phải run sợ trước sức của nó.
1. Yamato – chiến hạm được trang bị vũ trang mạnh nhất
Yamato được ra mắt vào năm 1940, là tàu của Hải quân Hoàng gia Nhật Bản trong Thế chiến II. Để đối đầu với số lượng hạm đội lớn của Mỹ, Nhật đă lắp ráp Yamato và Musashi, những chiến hạm được vũ trang mạnh nhất cho đến tận ngày nay, với dàn pháo chính gồm 9 khẩu có cỡ ṇng lên đến 460 mm.
Trong Thế chiến II, Yamato cùng 9 tàu chiến khác được lệnh chiến đấu chống lại lực lượng Đồng Minh tại Okinawa. Nhưng trước khi đến được địa điểm, Yamato và 5 tàu chiến khác của Nhật đă bị đánh ch́m bởi máy bay của tàu sân bay Mỹ.
Yamato và Musashi từng là những biểu tượng đối với người dân Nhật Bản - miễn là những chiến hạm này c̣n khả năng chiến đấu, Nhật Bản sẽ không bao giờ thua cuộc.
2. HMS Dreadnought – cuộc cách mạng về sức mạnh hải quân
HMS Dreadnought là chiến hạm của Hải quân Hoàng gia Anh. Dreadnought là một cái tên rất "truyền cảm hứng" ("dread" có nghĩa là "nỗi khiếp sợ"). Thiết giáp hạm này đại diện cho một bước nhảy vọt, một bước tiến lớn trong công nghệ, kỹ thuật quân sự. Thực tế, người ta gọi những thiết giáp hạm xuất hiện trước Dreadnought là thiết giáp hạm tiền Dreadnought.
Ra mắt vào năm 1906, HMS Dreadnought là chiếc tàu đầu tiên có các tua bin hơi nước và do đó trở thành chiến hạm nhanh nhất thế giới. Mặc dù thiết giáp hạm này không hoạt động trong chiến tranh, nhưng nó đă thúc đẩy một cuộc chạy đua vũ hải quân trong Thế chiến I. Năm 1915, HMS Dreadnought đâm ch́m một tàu U-boat của Đức, trở thành chiến hạm duy nhất đă đâm ch́m một tàu ngầm.
Đáng buồn thay, HMS Dreadnought bị bán để tháo dỡ vào năm 1919.
3. USS Missouri (BB-63) – thiết giáp hạm cuối cùng do Mỹ chế tạo
Ra mắt vào năm 1944, USS Missouri (BB-63) hay "Mighty Mo" là chiến hạm đă giành 11 sao chiến đấu cho sự phục vụ của ḿnh trong Thế chiến II, chiến tranh Triều Tiên và chiến tranh vùng Vịnh. Năm 1995, chiến hạm này lần đầu tiên được cho ngừng hoạt động, nhưng được hoạt động trở lại vào năm 1984 khi Mỹ ban hành một kế hoạch tái thiết đội tàu hải quân.
Trong Thế chiến II, Missouri sống sót sau một vụ đánh bom cảm tử với thiệt hại không lớn. Missouri giúp bảo vệ tàu sân bay và bắn phá bờ biển Nhật Bản. Chiến hạm này là nơi diễn ra lễ kư kết sự đầu hàng vô điều kiện của Đế quốc Nhật Bản trước Đồng minh, chính thức chấm dứt chiến tranh thế giới II.
Từ năm 1998, Missouri trở thành một tàu bảo tàng tại Trân Châu Cảng.
4. USS Arizona (BB-39) – chiến hạm bị hạ gục tại Trân Châu cảng
Nếu Yamato là sự mất mát đối với hải quân và người dân Nhật Bản trong Thế chiến II, có thể nói USS Arizona là điều tương tự đối với người dân Mỹ. Ra mắt vào năm 1915, Arizona là một chiến hạm, nặng hơn và được vũ trang tốt hơn lớp tàu Dreadnought ban đầu.
Năm 1940, USS Arizona được chuyển từ California đến Trân Châu Cảng cùng với phần c̣n lại của Hạm đội Thái B́nh Dương trong một nỗ lực nhằm ngăn chặn quân đội Nhật. Trong trận chiến Trân Châu Cảng năm 1941, hỏa lực từ bom của Nhật Bản đă khiến hầu hết 1.512 thuyền viên trên USS Arizona thiệt mạng và cuối cùng con tàu bị ch́m.
Một số phần của Arizona (trong đó có pháo) đă được trục vớt và lắp đặt lên chiến hạm Nevada. Nevada đă dùng các khẩu pháo này nă xuống các đảo Okinawa và Iwo Jima của Nhật Bản vào cuối Thế chiến II. Ngày nay, khi đến Đài tưởng niệm USS Arizona, có thể thấy được xác tàu đắm trong vùng nước nông.
5. USS Enterprise (CVN-65) - tàu hải quân dài nhất từng được xây dựng
Ra mắt vào năm 1960, USS Enterprise hay "Big E" là tàu sân bay hạt nhân đầu tiên trên thế giới và cho đến ngày nay vẫn là tàu hải quân dài nhất thế giới. Với 51 năm liên tiếp hoạt động, đây là tàu sân bay phục vụ lâu nhất trong lịch sử Mỹ. USS Enterprise đă ngừng hoạt động kể từ năm 2012.
Cũng đáng nhắc đến là phiên bản tiền nhiệm của USS Enterprise (CVN-65), USS Enterprise (CV-6). Ra mắt vào năm 1936, đây là tàu Enterprise thứ 7 của Hải quân Mỹ, giành được 20 ngôi sao chiến đấu, thành tích cao nhất trong các tàu chiến ở Thế Chiến II.
6. HMS Hood (51) – niềm tự hào của Hải quân Hoàng gia Anh
Ra mắt vào năm 1918, Hood là tàu tuần dương lớn nhất từng được xây dựng và cũng là cuối cùng của Hải quân Hoàng gia Anh.
Vào tháng Năm năm 1941, Hood và các chiến hạm khác được lệnh đánh chặn thiết giáp hạm Bismarck của Đức và tàu tuần dương hạng nặng đi cùng là Prinz Eugen. Hải quân Hoàng gia Anh biết rằng lớp giáp của Hood vượt trội hơn các tàu chiến cùng thời Thế chiến II, và đây là một trong số ít tàu hạng nặng có thể đánh bại Bismarck. Tuy nhiên, trong trận chiến, Hood đă bị ch́m trong cuộc đụng độ với Bismarck, 1418 người đă ở trên Hood khi tàu ch́m, chỉ có 3 người sống sót.
7. Bismarck – đối thủ lớn nhất của Hải quân Hoàng gia Anh
Ra mắt vào năm 1939, Bismarck và Tirpitz, là những chiến hạm lớn nhất của Đức từng được xây dựng, và là hai trong số những chiến hạm lớn nhất ở châu Âu. Trong quá tŕnh phục vụ vỏn vẹn 8 tháng với một hoạt động tấn công, Bismarck đă đánh ch́m HMS Hood (51) - niềm tự hào của Hải quân Hoàng gia Anh, tạo ra một cuộc rượt đuổi kéo dài hai ngày với tham gia hàng chục tàu chiến Anh. Bismarck đă bị những máy bay ném ngư lôi tấn công, và cuối cùng bị thiết giáp hạm Anh tiêu diệt.