VBF-Nhiều tù nhân là người gốc Việt đang phải ngồi tù lâu hơn v́ đợi có thông dịch viên. Được biết ṭa án ở Melbourne đă cắt giảm chi phí nên có ít thông dịch viên hơn. Những người Việt đang ngồi tù tại đây đang tranh chấp vấn đề về lương lậu.
Ṭa Sơ Thẩm là ṭa bận rộn nhất ở Melbourne (The Age)
MELBOURNE, Úc – Đối với các bị cáo người Việt Nam không nói được tiếng Anh trước những cáo buộc h́nh sự, họ đang phải ngồi lâu hơn trong tù, có khi dài cả một tháng v́ ṭa thiếu thông dịch viên. Những người phiên dịch này tham gia vào một cuộc tranh chấp về tiền lương, kéo dài tám tháng qua tại một ṭa án được xem là bận rộn nhất tại Melbourne.
Theo tin của báo The Age, có tới 17 thông dịch viên tiếng Việt tại ṭa án đă ngưng nhận lời gọi làm việc từ Ṭa Sơ Thẩm Melbourne từ tháng Ba, sau khi ṭa án này thay đổi phương pháp thuê người và giảm bớt số tiền mà ṭa trả cho các thông dịch viên.
Court Services Victoria, một ban chuyên lo cung cấp nhân viên cho ṭa, nói rằng họ đă gọi đấu thầu một đại lư dịch vụ ngôn ngữ vào năm ngoái, khi ṭa án thuê các thông dịch viên một cách không chính thức và không theo dự định trước.
Các thông dịch viên giúp cho những bị cáo, thuộc những nền văn hóa và ngôn ngữ khác nhau, nói chuyện với các luật sư và các thẩm phán về trường hợp của họ. Các viên chức ṭa án có trách nhiệm thuê dịch vụ phiên dịch, để giúp cho những bị cáo như vậy, khi họ ra ṭa.
Huỳnh Triều, người đứng đầu phụ trách những vụ án trọng tội h́nh sự tại Victoria Legal Aid, nói rằng các thân chủ thắc mắc tại sao trường hợp của họ cứ liên tục bị đ́nh hoăn. Ông Triều nói với báo The Age, “Hăy tưởng tượng nếu bạn đang trong một hệ thống mà bạn không biết, và ở trong một môi trường mà quyền tự do của bạn đă bị tước đoạt, mặc dù có một giả định là bạn vô tội.”
Ông nói rằng các quan ṭa đang thất vọng và nói rằng sự vắng mặt của các thông dịch viên, trong những phiên thụ lư, đă tạo nên một “sự vi phạm nhân quyền.” Ông quan tâm nhiều nhất về những trường hợp trong đó một thân chủ có thể bị từ chối cơ hội được thả ra, nhờ việc đóng tiền thế chân để tại ngoại, hoặc được phóng thích sau khi được tuyên án tạm tha, mà không có một thông dịch viên.
Bà Lê Hương, một thông dịch viên Việt ngữ và là nữ phát ngôn viên của nhóm Victoria Legal Aid, đă làm việc phần lớn tại Ṭa Sơ Thẩm Melbourne trong mười năm qua. Bà Lê nói rằng các viên chức ṭa án trước đó đă trực tiếp thuê các thông dịch viên với tiền công là $182 cho một nửa ngày, hoặc $280 cho một ngày, bất kể số lượng các bị cáo mà họ giúp đỡ trong thời gian đó là bao nhiêu. Thế nhưng trong năm nay, ṭa án đă bắt đầu thuê họ thông qua một đại lư, với mức lương thấp hơn, là $135 cho nửa ngày và $210 cho cả ngày.
Một nữ phát ngôn viên của Ṭa Sơ Thẩm xác nhận rằng Court Services Victoria đă gọi đấu thầu một đại lư các dịch vụ ngôn ngữ trong năm ngoái, sau khi họ khám phá ra rằng ṭa án thuê các thông dịch viên một cách “không chính thức và không được dự định trước.” Điều này là có vấn đề, v́ ṭa án thường cần phải đặt việc cho họ làm, và thông báo trước ít hơn 24 giờ. Hệ thống đặt việc mới bao gồm những điều khoản và điều kiện tiêu chuẩn cho tất cả các thông dịch viên, việc đào tạo liên tục, và hệ thống đặt việc trên mạng internet cho thấy những mức tiền công được đồng ư.
Bà Lê Hương thắc mắc tại sao họ sẽ làm việc trong các ṭa cao áp lực cao mà chỉ được trả ít tiền hơn, khi họ kiếm được đủ tiền từ các thân chủ khác, trong số đó có các ṭa án và các luật sư khác thuê mướn họ một cách riêng tư.
Ông Huỳnh Triều cho biết những phiên thụ lư sơ khởi bị tranh căi đă bị đ́nh hoăn trong hơn một tháng, v́ không có thông dịch viên vào ngày đó. Một số bị cáo đă phải chờ đợi nhiều ngày để ra ṭa lần đầu tiên sau khi bị bắt giữ. Các viên chức người Việt tại ṭa án bị buộc phải giúp cho các thân chủ trong một số trường hợp.
Nữ phát ngôn viên ṭa án đă không trả lời trực tiếp câu hỏi về vụ tranh chấp với các thông dịch viên tiếng Việt, nhưng không mâu thuẫn với lời bà Hương nói rằng họ được trả ít tiền hơn, theo lối sắp xếp mới về việc thuê mướn.
Khi được hỏi vụ tranh chấp gây ảnh hưởng như thế nào tới các vụ án ở ṭa, bà nói, “Không có dữ kiện hoặc thước đo, nơi mà t́nh trạng không có khả năng để bảo đảm các dịch vụ của một thông dịch viên đă dẫn đến việc đ́nh hoăn một vụ án.”
Bà nói, “Tiến tŕnh tham gia chính thức sẽ cho các ṭa án hiểu rơ hơn và quản trị được những quy định của họ về các thông dịch viên.Ṭa án tiếp tục làm việc với các nhà cung cấp hiện thời, để tinh chỉnh và cải thiện tiến tŕnh tham gia.”
Bà Hương nói rằng vụ tranh chấp đă được giải quyết vào cuối tháng qua, sau khi ṭa án đồng ư đặt việc cho các thông dịch viên tiếng Việt, thông qua các cơ quan dịch vụ ngôn ngữ mà bà đă thành lập trong cuộc tranh đấu về tiền lương này. Đại lư ấy cung cấp cho các thông dịch viên mức tiền trả trọn ngày trước đây, và một mức $180 cho nửa ngày làm việc. Bà nói rằng bà hài ḷng với kết quả này, nhưng thất vọng v́ phải mất thời gian quá lâu th́ ṭa án mới đồng ư với mức thanh toán ấy.