Thế giới lại tiếp tục chịu sự chi phối toàn bộ từ những cường quốc lớn nhất thế giới là Nga – Mỹ - Trung… Cục diện thế giới sẽ thay đổi một cách dữ dội hay yên ả phụ thuộc hoàn toàn vào quyết định của ba ông lớn quyền lực nhất này. Số phận của thế giới đều nằm trong tay bộ ba quyền lực Nga – Mỹ - Trung.
Năm 2016 đánh dấu sự trở lại của Nga, với bước ngoặt là chiến dịch chống khủng bố hiệu quả tại Syria. Bên cạnh đó, quan hệ Nga - Thổ Nhĩ Kỳ được cải thiện, bất chấp những sóng gió mới đây khi Đại sứ Nga Andrey Karlov bị ám sát, điều này đă củng cố sự hiện diện của Nga tại Trung Đông và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực từ các lệnh trừng phạt của Mỹ và EU đối với cường quốc này.
Trong thông điệp liên bang cuối năm 2016, Tổng thống Putin khẳng định nước Nga đă vượt qua những khó khăn, bất chấp các lệnh trừng phạt của Phương Tây. Trong khi đó, các nước phương Tây cũng bắt đầu chia rẽ trong việc này do xu hướng cải thiện quan hệ với Nga ngày càng tăng.
Tổng thống Putin khẳng định nước Nga đă vượt qua những khó khăn
AFP
Đối với Trung Quốc, trong năm qua mặc dù nền kinh tế chững lại, nhưng nước này đă tỏ rơ tham vọng trở thành trung tâm quyền lực hàng đầu thế giới thông qua đẩy mạnh sáng kiến hợp tác đa phương “Một vành đai, một con đường” và tăng cường đầu tư vào các thị trường đang phát triển trong khu vực. Tuy nhiên, mọi nỗ lực của Trung Quốc đang bị đặt dấu hỏi khi cộng đồng quốc tế bày tỏ quan ngại trước những hành động bành trướng phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông và xâm phạm tới an ninh, chủ quyền của các quốc gia khác.
Năm 2016 chứng kiến nhiều sự thay đổi của Mỹ, vai tṛ lănh đạo của họ đang bị lung lay bởi sự trỗi dậy của các cường quốc Nga, Trung Quốc. Ở một số khu vực trên thế giới, Mỹ đang mất dần ưu thế, điển h́nh là tại Trung Đông, khi chiến dịch chống khủng bố của Nga tại Syria tỏ ra hiệu quả hơn. Trong khi đó, tại Châu Á - Thái B́nh Dương, dấu ấn của Mỹ khá khiêm tốn qua việc tăng cường quan hệ với các quốc gia trong khu vực, sự hiện diện của Mỹ trên Biển Đông vẫn chưa đủ để kiềm chế tham vọng bành trướng của Trung Quốc.
Chính quyền của tổng thống Donald Trump chủ trương ưu tiên đối nội hơn đối ngoại sẽ khiến trào lưu hội nhập quốc tế và cục diện Tam quốc trở nên khó lường hơn trong năm 2017
REUTERS
Bên cạnh đó, năm 2016 khép lại với chiến thắng đầy bất ngờ của ông Donald Trump - ứng cử viên luôn chủ trương đối nội trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng, được dự báo là đ̣n giáng chí mạng vào trào lưu hội nhập quốc tế và khiến cục diện Tam quốc trở nên khó lường hơn trong năm 2017.
Với đà tăng trưởng nhanh và bền vững, Châu Á - Thái B́nh Dương tiếp tục là điểm nóng. Nếu như Trung Quốc tăng cường tầm ảnh hưởng của ḿnh trong khu vực này thông qua con bài kinh tế, th́ Mỹ sẵn sàng đẩy mạnh chiến lược “Tái cân bằng”. Ngoài ra, Nga cũng không nằm ngoài cuộc chơi khi tích cực triển khai chính sách Hướng Đông. Mặc dù được dự báo chủ trương coi trọng đối nội, tuy nhiên tân Tổng thống Mỹ Trump luôn tỏ ra bức xúc trước những hành động của Trung Quốc trong các vấn đề kinh tế - thương mại, đánh cắp sở hữu trí tuệ và cả tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông. Điều này sẽ khiến quan hệ Mỹ - Trung trở nên căng thẳng hơn và khu vực Châu Á - Thái B́nh Dương sẽ tiếp tục chứng kiến cuộc tranh giành ảnh hưởng kịch liệt giữa hai cường quốc này.
Trong khi đó, quan hệ Mỹ - Nga nhiều khả năng sẽ được cải thiện từ năm 2017 sau những phát ngôn thể hiện quan điểm mềm mỏng của ông Trump và những động thái thiện chí từ phía Nga. Hơn nữa, chính quyền mới của Mỹ chủ trương tập trung vào các vấn đề đối nội sẽ cần sự hợp tác của Nga để giải quyết nhiều vấn đề quốc tế quan trọng như chống IS, nội chiến ở Syria, vấn đề hạt nhân của Triều Tiên... Nhiều khả năng việc cải thiện quan hệ song phương sẽ diễn ra từ từ, bắt đầu xóa bỏ một phần lệnh cấm vận nhằm vào Nga.
Trung Quốc đang gia tăng tầm ảnh hưởng ở châu Á - Thái B́nh Dương thông qua thế mạnh kinh tế
REUTERS
Trước viễn cảnh đó, liệu mối quan hệ Nga - Trung có c̣n nồng ấm? Có lẽ Trung Quốc sẽ nỗ lực hơn để củng cố quan hệ với Nga khi chính họ đang phải đối mặt với một Donald Trump sẵn sàng thách thức lợi ích cốt lơi của họ: chính sách “Một Trung Quốc”.
Khép lại năm 2016 đầy sóng gió, thế giới đang mở đầu năm 2017 cũng không ít gian nan bằng vụ xả súng đẫm máu tại Thổ Nhĩ Kỳ. Thế chân vạc Mỹ - Nga - Trung sẽ tiếp tục chi phối cục diện thế giới, t́nh h́nh an ninh, chính trị tại một số điểm nóng như châu Á - Thái B́nh Dương đứng trước những nguy cơ phức tạp hơn. Ba cường quốc này có sẵn sàng gác lại những tranh chấp và thỏa hiệp giải quyết những vấn đề toàn cầu hay không, câu trả lời c̣n phụ thuộc vào tham vọng và những toan tính lợi ích của mỗi nước.