Hiện đă có nhiều dấu hiệu cho thấy tổ chức khủng bố IS sẽ sụp đổ trong năm 2017.
Hai nước Iraq và Syria đă chịu đau khổ dưới sự thống trị của tổ chức khủng bố IS. Dường như sự thống trị này sắp chấm dứt.
Binh sĩ Iraq ra dấu chiến thắng trong cuộc chiến với tổ chức khủng bố IS. Ảnh: Getty.
Không chỉ vậy, lực lượng khủng bố Hồi giáo toàn cầu (trong đó IS là một nhánh chủ công) tiếp tục hoành hành ở nhiều nước trên thế giới, với trọng điểm là châu Âu, gây ra nhiều vụ khủng bố kinh hoàng với nhiều phương thức man rợ mới (như khủng bố bằng xe tải).
Đà thắng lợi trong cuộc chiến chống IS
Tuy vậy, năm 2016 ghi dấu nhiều chiến thắng của các lực lượng quốc tế trước tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), đặc biệt là ở chiến trường Iraq. Tại Syria, cuộc chiến chống IS gặp nhiều khó khăn do các toan tính quốc tế giữa các nước nhưng quân đội và chính phủ Syria vẫn giành được nhiều thắng lợi đáng khích lệ.
Ở Iraq, liên quân quốc tế đă hỗ trợ quân đội chính phủ Iraq đánh chiếm lại thành phố chiến lược Fallujah và đang nỗ lực giải phóng nốt thành phố Mosul – được coi là thủ đô của IS tại địa bàn Iraq. Lực lượng người Kurd Iraq đă tỏ rơ là một khắc tinh đối với quân IS.
Mặc dù mục tiêu giải phóng Iraq hoàn toàn khỏi IS vào cuối năm 2016 đă không đạt được, Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi vẫn tự tin khẳng định quân đội Iraq sẽ đánh bật được IS ra khỏi lănh thổ nước này trong thời gian 3 tháng nữa. Theo ông al-Abadi, sở dĩ tiến độ chiến dịch giải phóng Iraq bị chậm lại là do họ lo cho thương vong dân thường ở những thành phố bị IS chiếm giữ.
Bên Syria, quân đội nước này được sự yểm trợ của không quân Nga đă đẩy lui IS ở nhiều mặt trận. Không những vậy, họ c̣n lấy lại được thành phố quan trọng Aleppo từ tay các nhóm phiến quân khác nhau. Chiến thắng tại Aleppo tuy không hẳn là chiến thắng trước IS nhưng sẽ tạo thêm thế cho quân đội Syria trong cuộc đối đầu với IS.
Điều kiện thuận lợi để tiêu diệt IS
Quân đội Syria đă giải phóng được thành cổ Palmyra nhưng sau đó, có lẽ do tập trung vào khu vực Aleppo nên đă bị IS đánh úp và tái chiếm thành phố này. Tuy nhiên, ngay cả trong trường hợp đó, triển vọng chống IS tại đây vẫn tươi sáng.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump là người có thái độ khá thân thiện với chính quyền của Tổng thống Nga Putin. Ngoại trưởng Mỹ do ông Trump đề cử cho nội các mới cũng là một người rất gần gũi với Nga. Một khi ông Trump chính thức nhậm chức vào đầu năm 2017, cuộc chiến chống IS của Nga ở Syria sẽ bớt trở ngại từ phía Mỹ, thậm chí có thể nhận thêm nhiều hỗ trợ từ phía Mỹ v́ ông Trump luôn tỏ rơ thái độ cứng rắn đối với lực lượng Hồi giáo cực đoan.
Bên cạnh đó, sau biến cố đảo chính quân sự ở Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 15/7/2016, quan hệ giữa 2 nước Nga và Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng nồng ấm lên. Ngay cả khi bất ngờ xảy ra vụ ám sát Đại sứ Nga ở Thổ, quan hệ giữa đôi bên vẫn không bị sứt mẻ, thậm chí càng bền chặt hơn. Điều này có ư nghĩa lớn đối với cuộc chiến chống IS ở Syria v́ Thổ Nhĩ Kỳ nằm sát Syria và có lực lượng quân đội rất hùng hậu. Trước kia có nhiều dấu hiệu cho thấy Thổ gây khó dễ cho Nga trên địa bàn Syria nhưng nay th́ t́nh h́nh lại ngược lại. Thổ tích cực ủng hộ Nga, cam kết cùng Nga t́m giải pháp chấm dứt chiến tranh Syria.
Việc Liên Hợp Quốc có một Tổng thư kư mới hội tụ cả “đức lẫn tài” như ông Antonio Guterres cũng được kỳ vọng sẽ đem lại một xung lực mới cho tổ chức quốc tế quan trọng này trong cuộc chiến chống khủng bố và việc ḥa giải xung đột giữa các tôn giáo và giữa các nền văn minh.
Tổ chức khủng bố Hồi giáo IS đă cùng quẫn, diện tích mà chúng kiểm soát ngày càng thu hẹp. IS không c̣n đủ sức mở nhiều chiến dịch quân sự chính quy nên chúng phải tiến hành những vụ tấn công khủng bố điên cuồng nhằm vào dân thường ở châu Âu, như là ở Paris vào tháng 11/2015 và Nice (Pháp) vào tháng 7/2016 cùng nhiều nơi khác (đặc biệt là Bi vào đầu năm 2016), nhằm giải tỏa sức ép cho chúng tại nhiều mặt trận ở Iraq và Syria.
Với những dữ kiện này, chúng ta có thể dự đoán: trong năm 2017 sẽ diễn ra sự sụp đổ của toàn bộ hệ thống “chính quyền” của cái gọi là “Nhà nước Hồi giáo” (IS) vốn được thiết lập trên lănh thổ hai nước Iraq và Syria từ năm 2014.
Cảnh giác với “bạch tuộc” IS
Tuy nhiên cũng phải nhấn mạnh luôn rằng đây sẽ chỉ là sự sụp đổ của IS với tư cách một “caliphate”, một tổ chức nắm đất và nắm dân. Điều đó không có nghĩa là IS sẽ biến mất hoàn toàn. Trước sức ép của liên quân quốc tế, IS nhiều khả năng sẽ biến chủng ngược, trở lại thành một mạng lưới khủng bố “du kích”, dựa vào những công cụ phi quy ước để đối phó với phương Tây và các lực lượng dân chủ tại Trung Đông.
Điều nguy hiểm là, IS có thể sẽ không dừng lại ở xuất phát điểm của chúng trước đây (một chi nhánh của al-Qaeda ở Iraq), mà sẽ vươn lên trở thành một mạng lưới khủng bố quốc tế song song với al-Qaeda hoặc thay thế al-Qaeda. Hiện IS đă phát triển được nhiều chân rết ở các nước Trung Đông khác (ngoài Iraq và Syria), ở châu Phi, Trung Á và vùng Kavkaz, ở châu Âu, và thậm chí ở cả khu vực Đông Nam Á.
Như vậy, trong năm 2017 tổ chức Hồi giáo cực đoan IS vẫn sẽ rất nguy hiểm, nhưng theo một cách thức khác. Trong kịch bản “Vương quốc IS” tan ră, thế giới sẽ bước vào một cuộc chiến mới không phân tuyến với lực lượng IS ở nhiều nơi. Lực lượng chủ công đối phó với IS sẽ là các cơ quan an ninh, t́nh báo và cảnh sát. Các nước trên toàn cầu phải thực sự đoàn kết với nhau (trước hết là trong việc chia sẻ thông tin) th́ mới mong xóa sổ hoàn toàn tổ chức này.
VietBF © sưu tầm