Sau khi cuộc đảo chính bất thành ở Thổ Nhĩ Kỳ hối năm ngoái, Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ không xuôi chèo mát mái. Ankara cáo buộc Giáo sĩ Fethullah Gulen đứng đằng sau vụ này nên yêu cầu Mỹ giải ông này về nước, nhưng Mỹ đă phản đối cáo buộc này v́ không có căn cứ. Bới thế Thổ Nhĩ Kỳ đă đứng về phía Nga trong cuộc chiến ở Syria mà quay đầu với Mỹ.
Mỹ-Thổ đă nhất trí sát cánh bên nhau trong cuộc chiến chống khủng bố và tăng cường hợp tác song phương.
Trong cuộc điện đàm ngày 3/1, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đă nhất trí hai bên cần phải sát cánh trong cuộc chiến chống khủng bố.
Theo thông báo của Nhà Trắng, Tổng thống Obama cũng hoan nghênh những nỗ lực của Thổ Nhĩ Kỳ làm việc với các bên trong khu vực nhằm đạt thỏa thuận ngừng bắn ở Syria và nối lại đàm phán chính trị giữa Chính phủ Syria và phe đối lập.
Hai bên ghi nhận sự tiến bộ gần đây trong chiến dịch của liên minh quốc tế do Mỹ đứng đầu nhằm chống lại tổ chức khủng bổ "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng ở Iraq và Syria, đồng thời nhất trí cần tiếp tục và tăng cường hợp tác giữa Washington và Ankara.
Ngoài ra, Tổng thống Obama cũng đă chia buồn đối với những nạn nhân trong vụ tấn công khủng bố đẫm máu tại hộp đêm ở Istanbul vào dịp Năm mới vừa qua mà IS đă nhận là thủ phạm.
Sáng sớm 1/1, các tay súng cải trang thành ông già Noel, nói tiếng Arab và mang theo súng trường tấn công vào những người đang ở trong hộp đêm Reina tại thành phố Istanbul khiến 39 người thiệt mạng và 69 người bị thương.
Cũng trong ngày 3/1, Phát ngôn viên Lầu Năm Góc Peter Cook cho biết, liên quân do Mỹ đứng đầu đă tiến hành các chuyến bay nhằm hỗ trợ lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ tại thị trấn al-Bab của Syria hiện do nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng kiểm soát, song không thực hiện các vụ không kích.
Ông Peter Cook cho hay các chuyến bay này được nh́n nhận như là ''một số phô trương lực lượng hữu h́nh''.
Theo quan chức này, ''tuần trước đó có đề nghị hỗ trợ trên không sau khi một số lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ bị tấn công. Liên quân sau đó đă mở các chuyến bay''.
Thổ Nhĩ Kỳ, một nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), gần đây đă kêu gọi liên quân yểm trợ trong cuộc chiến giành quyền kiểm soát thị trấn al-Bab.
Hai sự kiện quan trọng nói trên đánh dấu một sự thay đổi bất ngờ trong quan hệ Mỹ-Thổ kể từ sau khi Ankara cho rằng, Mỹ đứng sau cuộc đảo chính hồi tháng 7/2016.
Sau thất bại đau đớn ở Aleppo, dường như Mỹ đang cố gắng nối lại mối thân t́nh với Thổ Nhĩ Kỳ, trong khi Ankara và Moscow đă và đang đạt được những thành tựu quan trọng, thúc đẩy mối quan hệ toàn diện, tin tưởng lẫn nhau.
Động thái lần này của Mỹ có thể coi là nước đi cuối cùng tại Trung Đông của ông Obama trên cương vị Tổng thống với hai mục đích chính.
Thứ nhất, sửa lại sai lầm trước đó của nước Mỹ khi coi thường vai tṛ của Thổ tại Syria, để tuột mất đồng minh lâu năm vào tay Nga
Thứ hai, Mỹ không cam tâm để Nga-Thổ-Iran tự do chia phần tại Syria. Hơn nữa, Washington hiểu rằng, với bản tính của Thổ Nhĩ Kỳ, chỉ cần bên nào có lợi với họ, là họ sẽ ngả về phía đó, bất kể là Nga hay Mỹ.