Tàu sân bay Liên Ninh của Trung Quốc mang theo nhiều chiến đấu cơ và trực thăng đang tập trận ầm ầm ở Hoàng Hải. Nhiều khả năng trong thời gian tới Bắc Kinh sẽ đưa con tàu này ra Biển Đông. Mỹ đă sẵn sàng tư thế đối phó với Trung Quốc trên Biển Đông khi nước này công khai kế hoạch triển khai hàng không mẫu hạm của ḿnh đến Biển Đông.
Trung Quốc chưa thể triển khai
Theo Chinanews, hôm 23/12 tàu sân bay duy nhất của hải quân Trung Quốc là Liêu Ninh mang theo nhiều nhiều chiến đấu cơ và trực thăng tổ chức tập trận tại Hoàng Hải.
Trong nội dung diễn tập, những chiếc tiêm kích J-15 xuất phát từ tàu Liêu Ninh và phóng tên lửa trúng các mục tiêu đă định. Chỉ đạo trực tiếp cuộc diến tập này là chỉ huy trưởng hải quân Admiral Wu Shengli của Hải quân Trung Quốc.
Dù Bộ Quốc pḥng Trung Quốc khẳng định tàu sân bay Liêu Ninh đang tập trận Hoàng Hải nhưng không nói điểm đến tiếp theo của tàu này. Tuy nhiên, tờ Thời báo Hoàn, nhận định Biển Đông sẽ là điểm đến tiếp theo của tàu Liêu Ninh.
Cho đến nay, Trung Quốc chỉ mới có tàu sân bay Liêu Ninh, được hạ thủy hồi tháng 9/2012. Tàu Liêu Ninh, chủ yếu được coi là tàu sân bay thử nghiệm, được tân trang sau khi thân tàu này được mua từ Ukraine và đi hoạt động từ năm 2013.
Thời báo Hoàn cầu nhấn mạnh: "Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, lại chỉ có một tàu sân bay mua lại từ một quốc gia Liên Xô cũ và chiếc tàu này không hề xứng tầm với sức mạnh kinh tế của nước này".
Biên đội tàu sân bay Liêu Ninh diễn tập.
Dù Trung Quốc đă tăng ngân sách quốc pḥng của nước này ở mức 2 con số và đă mua được chiếc tàu sân bay đầu tiên, tầm ảnh hưởng về Quân sự của Trung Quốc trong khu vực và trên thế giới c̣n xa mới đạt được mức như Mỹ hiện nay.
Hiện Bắc Kinh đang nỗ lực tăng cường sức mạnh quân sự trong bối cảnh Mỹ chuyển trọng tâm chiến lược sang châu Á và t́nh h́nh tranh chấp chủ quyền lănh hải giữa Trung Quốc với Nhật Bản và các nước Đông Nam Á ngày càng căng thẳng.
Và dù Trung Quốc đang có những dộng thái cho thấy, Liêu Ninh đă sẵn sàng được nước này đưa xuống Biển Đông nhưng theo nhận định của hăng Reuters, sớm nhất cũng phải hết năm 2017 Hải quân Trung Quốc mới có thể thực hiện được kế hoạch này.
Thông tấn Anh dẫn nguồn tin quân sự cho biết, chiếc tàu tiếp tế duy nhất biên chế cho biên đội tàu Liêu Ninh đến nay vẫn chưa thể bước vào giai đoạn hoàn thiện. Con tàu này có lượng giăn nước tối đa hơn 40.000 tấn, tốc độ 25 hải lư/h, chuyên thực hiện nhiệm vụ tiếp tế cho tàu sân bay Liêu Ninh.
Hải quân Trung Quốc dự tính đưa tàu 901 vào phục vụ nửa cuối năm 2017 hoặc đầu năm 2018. Giới quân sự Bắc Kinh coi 901 là con tàu có ư nghĩa quan trọng với tàu sân bay Liêu Ninh trong nhiệm vụ tác chiến đường dài.
H́nh ảnh trên các trang tin quân sự Trung Quốc cho thấy nước này cũng đang đóng thêm một tàu bảo dưỡng cho tàu sân bay, thường được gọi là "tàu bảo mẫu". Con tàu này cũng đang trong giai đoạn sắp hoàn thành.
Mỹ sẵn sàng đối phó
Trước những động thái khá rơ ràng của Trung Quốc tại Biển Đông, chỉ huy Hạm đội Thái B́nh Dương, Đô đốc hải quân Harry Harris cho biết Mỹ sẵn sàng đối đầu với Trung Quốc tại Biển Đông.
Hăng tin Reuters dẫn lời đô đốc Harry Harris: "Mỹ không cho phép việc lănh thổ chung bị đơn phương "kiểm soát" dù cho có bao nhiêu căn cứ được xây trên các đảo nhân tạo ở Biển Đông. Khi có thể, Mỹ sẽ hợp tác nhưng cũng sẵn sàng đối đầu nếu ở t́nh thế bắt buộc".
Ông Harris nói thêm: "Cuộc chiến đầu tiên của Mỹ sau khi độc lập là để đảm bảo tự do hàng hải. Đây là mục tiêu lâu dài và là một trong những lư do khiến chúng tôi sẵn sàng chiến đấu".
Tuyên bố này của đô đốc Harris dự kiến sẽ khiến t́nh h́nh giữa Mỹ và Trung Quốc căng thẳng hơn sau khi tổng thống đắc cử Donald Trump điện đàm với lănh đạo Đài Loan và xem xét lại chính sách "Một Trung Quốc".
Mỹ nhiều lần kêu gọi Trung Quốc tôn trọng phán quyết của Ṭa trọng tài Quốc tế (PCA) bác bỏ cái gọi là đường chín đoạn của Trung Quốc thâu tóm Biển Đông. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn bỏ ngoài tai. Mỹ ước tính trong ṿng ba năm qua, Trung Quốc đă xây thêm 1300 hectar đảo nhân tạo tại Biển Đông, xây dựng đường băng, nhà chứa máy bay, cảng...
Đáp lại, Mỹ đă thực hiện nhiều cuộc tuần tra theo phương châm tự do hàng hải tại khu vực này, lần gần nhất là vào tháng 10/2016. Hăng tin Reuters cho biết các cuộc tuần tra này đă làm Bắc Kinh tức giận và hồi tháng 7/2016, một quan chức cao cấp của Trung Quốc đe dọa các cuộc tuần tra có thể kết thúc trong "thảm họa".
Therealtz © VietBF