VBF-Cho đến nay vũ khí hạt nhân vẫn như là lá bùa hộ mệnh cho những nước có khả năng sở hữu lượng vũ khí hạt nhân lớn.Mặc dù theo thời gian lượng vũ khí nguy hiểm này đă được cam kết cắt giảm xong các nước vẫn c̣n rất nhiều. Mục đích chính mà các nước này quyết không giảm vũ khí hạt nhân thêm nữa là bởi để c̣n răn đe nhau.
Hiệp hội các nhà khoa học Mỹ (Federation of American scientists, FAS) vừa công bố dữ liệu năm 2016 về tiềm lực vũ khí hạt nhân của các nước trên thế giới.
Theo dữ liệu của FAS, Mỹ đang sở hữu một kho vũ khí ước tính có 7.000 đầu đạn hạt nhân. Trong số này, 1.750 đầu đạn đă được triển khai.
Nga được cho là đang sở hữu khoảng 7.300 đầu đạn hạt nhân. Trong số đó, 1.790 đầu đạn đă được triển khai.
Theo FAS, Pháp được cho là đang sở hữu một kho vũ khí hạt nhân với khoảng 300 đầu đạn.
Trung Quốc ước tính có khoảng 260 vũ khí hạt nhân chiến thuật và chiến lược. Tuy nhiên theo Hiệp hội các nhà khoa học Mỹ, quốc gia đông dân nhất thế giới đang sở hữu một số lượng thiết bị và nguyên liệu đủ để tạo ra một kho vũ khí hạt nhân lớn hơn nhiều.
Kho hạt nhân của Anh ước tính chứa khoảng 215 loại vũ khí. Đất nước này gần đây đang theo đuổi việc cắt giảm sở hữu vũ khí hạt nhân. Dự kiến đến giữa thập niên 2020, Anh sẽ sở hữu không quá 180 loại vũ khí hạt nhân.
Pakistan được cho là đang sở hữu từ 110-130 đầu đạn hạt nhân. Số đầu đạn này hiện vẫn đang nằm trong kho và chưa được triển khai.
Ấn Độ được cho là đă sản xuất được lượng plutonium cấp độ vũ khí để trang bị cho ít nhất 100-120 đầu đạn hạt nhân.
Israel hiện sở hữu khoảng 80 đầu đạn hạt nhân. Dựa trên ước tính về khả năng sản xuất plutonium của ḷ phản ứng Dimona, Israel được dự báo có đủ số plutonium để sản xuất ra khoảng 100-200 đầu đạn hạt nhân.
Cho đến hiện tại, chưa có ai dám chắc về năng lực hạt nhân thực sự của Triều Tiên. Mặc dù bản thân Triều Tiên từng tuyên bố họ đă thử hạt nhân thành công và thậm chí có thể thu nhỏ đầu đạn mang hạt nhân để trang bị cho tên lửa tầm xa.
|