Những người chống phá Putin ngày càng giảm. Lư do là v́ lănh đạo Nga đă t́m được những người theo trường phái của ḿnh ở những vị trí then chốt. Phương Tây được cho rằng "vỡ trận" v́ những người chống phá Putin đă ra đi và thay vào đó là những nhân vật được cho là "người của Putin".
Cựu Thủ tướng Pháp Fillon và Tổng thống Nga Putin.
Quan hệ giữa Nga với phương Tây bắt đầu “lao dốc không phanh” kể từ sau khi xảy ra cuộc khủng hoảng ở Ukraine năm 2014. Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) cùng với các đồng minh liên tục đổ lỗi, cáo buộc cho Moscow đă gây ra cuộc khủng hoảng này.
Bất chấp việc Nga liên tục lên tiếng bác bỏ những cáo buộc trên, phương Tây do Mỹ dẫn đầu đă tung ra hàng loạt biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga, gây tổn hại nghiêm trọng đến nền kinh tế Nga. Đáp lại, Moscow cũng đáp trả bằng cách áp dụng một gói biện pháp trừng phạt nhằm vào tất cả các nước đang tham gia chiến dịch trừng phạt Nga.
Việc “chống Nga” tốt hay xấu, th́ có lẽ chỉ có lịch sử mới phán xét nổi, c̣n hiện tại th́ nó cho thấy đó là sai lầm. Những “biểu tượng chống Nga”, từ Tony Abbott (Úc), Stephen Harper (Canada), Cameron (Anh) đều ra đi trong thảm bại. Nay th́ Obama, Hollande ra đi không kèn không trống. “Di sản” đối ngoại mà các vị này để lại cho người kế nhiệm là một mối quan hệ “đổ vỡ” rất khó hàn gắn với Nga.
Và các chính trị gia theo đường lối dân túy (populism) đơn giản chỉ là... tỏ ra thân Nga th́ cũng đủ “hút hồn” cử tri - những đám đông im lặng đă quá chán ngán nền chính trị tinh hoa. Từ Brexit ở Anh, tới Trump ở Mỹ, nay là Pháp. Ngày 2-11, Tổng thống măn nhiệm Pháp Hollande tuyên bố không tham gia tranh cử vào năm tới.
Cuộc đua vào Điện Élysée giờ chỉ c̣n các ứng cử viên có tư tưởng thân Nga như cựu Thủ tướng Pháp Francois Fillon và bà Marine Le Pen. Giờ chỉ c̣n bà Merkel ở Đức là “người cuối cùng” để bảo vệ lư tưởng toàn cầu hóa của... người Mỹ. Số phận của bà cũng sẽ được quyết định trong cuộc bầu cử tháng 4-2017 tại Đức.
Không chỉ bản thân những vị lănh đạo các nước phương Tây ra đi mà ngay cả ở những nước được họ thiết lập làm đồng minh để bao vây Nga cũng tiếp bước. Sau ông Donald Trump đắc cử, nền chính trị phương Tây lại bị “bồi” tiếp bởi 2 cú đấm, khi các cuộc bầu cử ở Bulgaria và Moldova đều cho kết quả rất tồi tệ với EU.
Tại Bulgaria, ông Rumen Radev - từng là Tư lệnh Không quân - thắng cử dễ dàng. Đáng nói, Radev là người theo đường lối dân tộc chủ nghĩa, chủ trương nối lại quan hệ với Nga (tức đi ngược lại với chính sách chung của EU).
Về mặt cá nhân, Radev cũng có kiểu cách hao hao Tổng thống Nga Putin. Về chính sách của ḿnh, Radev tuyên bố: “Tôi học trường không quân ở Mỹ, phục vụ NATO, nhưng tôi vẫn lái MiG-29 (máy bay biểu tượng của Liên Xô và Nga). Tôi trước hết và sau cùng là người Bulgaria”. Với chính sách thiên về dân túy như vậy, Radev được ḷng cử tri đất nước nghèo nhất EU. Người dân Bulgaria dường như đă chán ngấy hệ thống chính trị phụ thuộc EU quá đáng.
EU - tiếng là một cộng đồng dân chủ - nhưng các quốc gia Đông Âu nghèo khó như Bulgaria bị xem là thành viên hạng bét, không có tiếng nói ǵ. Khi EU chiến tranh kinh tế với Nga, Bulgaria thiệt hại nặng nề nhưng sự phản đối không đến được các “ông lớn” như Đức, Pháp ngó ngàng. Thậm chí, trót nghe lời Mỹ và EU, Bulgaria đă phá dự án khí đốt “Ḍng chảy phương Nam” với Nga. Tưởng đâu được EU bồi thường, không ngờ lại bị đánh quả lơ.
Trong khi đó, tại Moldova, ứng viên thân Nga Igor Dodon cũng dễ dàng đánh bại ứng viên thân EU. Moldova cũng là một trong những nước bé nhỏ nghèo khó nhất khu vực Đông Âu. Họ cũng trải qua thời gian hướng Tây đầy trắc trở. Sự lên ngôi của Dodon - một người theo chính sách dân tộc - một phần nào đó cho thấy người dân Moldova thực sự cảm thấy chán nản với sự đổi mới quá nóng vội của đất nước, vốn không đem lại kết quả mà chỉ chuốc lấy sự mất ổn định.
Thực ra th́ cách nói “người của Nga” hoặc “thân Nga” chỉ là miệng lưỡi truyền thông, nhằm tuyên truyền. Cũng như truyền thông Mỹ nói Donald Trump thân Nga, thân Putin vậy. C̣n thực chất th́ các chính trị gia này thắng cử không hẳn là thân Nga, mà chủ yếu là chính sách của họ rất thực tế, và đương nhiên là nó trùng hợp với chính sách của Nga.
Các nước Đông Âu đáng ra phải giữ kiểu cân bằng ảnh hưởng giữa Nga và phương Tây th́ mới thiết thực và hiệu quả nhất. Nhưng trong một thời gian dài, “diễn biến ḥa b́nh” của Mỹ khiến giới chính trị ở đó gần như bị tê liệt ư thức cân bằng. Họ mù quáng chạy theo phương Tây bằng tốc độ nhanh nhất có thể, bất chấp tất cả...
Nhưng c̣n người dân th́ sao? Họ dần nhận ra rằng, với chính sách lệ thuộc hoàn toàn vào phương Tây, họ không c̣n là chính ḿnh. Ngay cả khi đời sống kinh tế có chút khá lên, th́ điều đó cũng không khiến họ khỏi chạnh ḷng... Nằm giữa 2 làn đạn, một bên là Nga, một bên là Mỹ và EU, họ cảm thấy ngày càng mệt mỏi. Phương Tây, để phục vụ chiến lược bao vây Nga, đă hối thúc các nước này chống lại nước Nga.
Nhưng, giới chính trị gia th́ có sự thực dụng để... chống Nga, chứ c̣n dân chúng th́ vẫn nặng nợ với Nga. Những mối liên hệ trong quá khứ giữa Nga và Đông Âu, nhất là về mặt lịch sử, tôn giáo, chủng tộc,... đâu dễ ǵ xóa bỏ.
Các chính trị gia theo đường lối dân tộc chủ nghĩa đă khai thác t́nh cảm đó của dân chúng. Họ cho rằng hà cớ ǵ phải đánh đổi quá lớn như vậy. Họ cho rằng quốc gia của ḿnh cần phải quay trở lại với Nga để không đi theo hướng thiên lệch rất nguy hiểm như vậy...
Rơ ràng là đang có xu hướng các quốc gia quay trở lại chính sách cân bằng ảnh hưởng, không mù quáng chạy theo những giá trị hào nhoáng nhưng nguy hiểm. Nh́n rộng hơn, sự thay đổi ở chính trường các nước phương Tây cũng cho thấy sự thay đổi của chính trị thế giới. Kỷ nguyên Mỹ làm mưa làm gió hậu Chiến tranh Lạnh có lẽ đă rơi vào dĩ văng. Thế giới không c̣n và không thể đơn cực với một “cảnh sát quốc tế”. Sự dũng cảm của Nga và sự trỗi dậy của Trung Quốc đang làm thay đổi tất cả...
Tờ The Economist của Anh ra ngày 5-12 có bài phân tích, nói các diễn biến ở bầu cử Pháp khiến tương lai của “trục chống Nga” ở châu Âu ngày càng mục ră - tới nỗi Putin cũng cảm thấy... ngỡ ngàng. Theo bài báo, từ khủng hoảng tị nạn, tới Brexit, tới mớ hỗn độn (chính trị) ở châu Âu, và nhất là kết quả bầu cử Mỹ - nơi Nga có thể t́m được một “người đồng cảm”, Putin đă chứng minh sự đúng đắn của ḿnh. Và nay, t́nh h́nh ở Pháp càng chứng tỏ... sự thuyết phục của Putin.
Trong một bài b́nh luận, tạp chí kinh tế Challenges (Pháp số ra ngày 24-11-2016) giải thích v́ sao Tổng thống Nga Vladimir Putin lại có sức thu hút với các nền dân chủ phương Tây. Tác giả bài viết Bernard Guetta nêu ra 2 lư do để giải thích hiện tượng này. Thứ nhất, ông Putin luôn chủ trương lănh đạo đất nước với đường lối cứng rắn, và ông cũng đă khai thác tinh thần dân tộc chủ nghĩa để huy động đông đảo quần chúng. Mô h́nh cứng rắn về chính trị, nhưng lại cởi mở cho kinh tế đó, đang trở nên hấp dẫn tại các nền dân chủ đang mất hướng đi.
Thứ hai là về mặt xă hội, nước Nga của Vladimir Putin dựa vào Giáo hội Chính Thống giáo, vào những giá trị đạo đức truyền thống và bảo thủ. Mô h́nh xă hội đó của nước Nga đang trở nên hấp dẫn đối với một phần công luận tại các nước phương Tây.